Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng năm 2019
Chủ nhật - 29/12/2019 10:42
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010, ước tính cả năm 2019 tăng 16,68% so cùng kỳ năm trước, vượt kế hoạch năm (tăng 15,5%)
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010, ước tính cả năm 2019 tăng 16,68% so cùng kỳ năm trước, vượt kế hoạch năm (tăng 15,5%), đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay và cao nhất cả nước phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thành phố.
Năm 2019 hoạt động kinh tế toàn cầu ở mức yếu, tăng trưởng kinh tế chững lại đáng kể trong ba quý gần nhất kể từ năm 2018; tình hình căng thẳng thương mại và địa chính trị gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư và thương mại. Tình hình kinh tế trong nước ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn, thách thức với thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn Châu Phi… Tuy nhiên, sự đổi mới trong phương pháp lãnh đạo, quản lý và điều hành của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã đưa Hải Phòng bước vào thời kỳ phát triển mới, có nhiều đột phá, tăng trưởng cao, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, an ninh chính trị ổn định.
Kết quả tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 16,68%, cao nhất từ trước đến nay, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tăng 1,58% (kế hoạch tăng 1,98%), đóng góp 0,08 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng ước tăng 24,33% (kế hoạch tăng 22,11%); đóng góp 11,15 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực dịch vụ ước tăng 11,3% (kế hoạch tăng 10,9%), đóng góp 4,84 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng, phù hợp với yêu cầu thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 4,73% (năm 2018 là 5,18%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 48,20% (năm 2018 là 45,41%); khu vực dịch vụ chiếm 41,10% (năm 2018 là 43,01%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,97%.
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (GRDP/người) năm 2019 ước đạt 122,1 triệu đồng/người, tăng 17,3 triệu đồng/người so với năm 2018.
Năng suất lao động (NSLĐ) tiếp tục được cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. NSLĐ trên địa bàn thành phố năm 2019 (theo giá hiện hành) ước đạt 219,9 triệu đồng mỗi lao động, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản có NSLĐ ước thấp nhất, đạt 50,8 triệu đồng/lao động; khu vực công nghiệp - xây dựng có NSLĐ ước cao nhất đạt 287,7 triệu đồng/lao động và khu vực dịch vụ có NSLĐ ước đạt 239,7 triệu đồng/lao động, do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2019 tăng cao hơn so với năm 2018.
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) năm 2019 của thành phố ước bằng 3,99 tăng so với hệ số 3,38 của năm 2018.
2. Sản xuất công nghiệp
Năm 2019 tiếp tục là năm ngành công nghiệp Hải Phòng phát triển ấn tượng, chỉ số phát triển sản xuất (PTSX) công nghiệp (IIP) cả năm 2019 ước tăng 24,2% so với năm 2018, tuy thấp hơn tốc độ tăng của năm 2018 song vẫn giữ vững xu hướng tăng. Trong các ngành công nghiệp cấp I, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 25,06%, đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng chung toàn ngành với 21,57 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 17,10%, đóng góp 2,45 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,35%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 0,92%, đóng góp 0,004 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Trong 52 nhóm ngành kinh tế cấp 4 có 33 ngành có chỉ số PTSX công nghiệp ước năm 2019 tăng so với cùng kỳ, trong đó: ngành sản xuất mô tơ, máy phát điện tiếp tục là ngành có mức tăng cao nhất, tăng 318,23%; tiếp theo ngành sản xuất mô tơ, xe máy điện tăng 194,84%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 71,04%,...
Có 19 ngành có chỉ số PTSX giảm, trong đó: ngành sản xuất đồ chơi giảm 54,46%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng giảm 36,10%; sản xuất thuốc, hóa dược giảm 22,83%; sản xuất bia giảm 17,88%;...
Ước cả năm 2019 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,7; Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 31/12/2019 tăng 4% so với tháng trước và tăng 23,65% so với cùng thời điểm năm trước
* Một số sản phẩm công nghiệp ước năm 2019 so cùng kỳ: quần áo các loại đạt 146,16 triệu cái, tăng 8,71%; màn hình khác đạt 10,9 triệu cái, tăng 31,03%; máy giặt đạt 1.458 nghìn cái, tăng 7,35%; sắt, thép các loại đạt 1.521 nghìn tấn, tăng 15,16%; xi măng Portland đen đạt 4.804,7 nghìn tấn, tăng 2,83%; điện sản xuất đạt 7.442,42 triệu Kwh, tăng 17,66%.
3. Hoạt động của doanh nghiệp
* Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Tính chung năm 2019, toàn thành phố có 2.893 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 21.811,1 tỷ đồng, giảm 7,16% về số DN và giảm 2,80% về số vốn đăng ký so với năm 2018; vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 7,54 tỷ đồng, tăng 4,72%. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới trong năm là 1.446 cơ sở, giảm 6,83% so với năm trước.
Dự kiến số DN thực hiện thủ tục giải thể là 217 và đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là 581 cơ sở.
* Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của 177 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy: Có 75,7% số DN đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2019 so với quý III/2019 tốt lên và giữ ổn định (45,76% DN đánh giá tốt lên và 29,94% DN đánh giá giữ ổn định), có 24,3% cho rằng khó khăn hơn. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh quý IV/2019, có 43,5% DN đánh giá khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; 39,55% số DN cho rằng không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu; 36,16% số DN cho rằng nhu cầu thị trường trong nước thấp, 21,47% DN cho rằng gặp khó khăn về tài chính là yếu tố quan trọng.
4. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
* Nông nghiệp
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn thành phố năm 2019 đạt 85.245,2 ha, bằng 95,58%, giảm 3.940,5 ha so với năm 2018. Trong đó, diện tích gieo cấy lúa đạt 64.931,3 ha, bằng 93,64% so với cùng kỳ năm trước, giảm 4.408,5 ha (vụ đông xuân đạt 32.604 ha, giảm 1,7 nghìn ha, vụ mùa đạt 32.327,3 ha, giảm 2,7 nghìn ha). Năng suất lúa cả năm 2019 toàn thành phố đạt 63,64 tạ/ha, tăng 0,11% so với năm 2018; sản lượng lúa ước đạt 413.226,3 tấn, bằng 93,74%.
Sản xuất cây lâu năm trên địa bàn thành phố năm 2019 vẫn giữ được sự ổn định về diện tích và cơ cấu giữa các nhóm cây trồng (với cơ cấu trên 80% diện tích là cây ăn quả). Diện tích cây trồng lâu năm trên địa bàn thành phố cả năm 2019 ước đạt 7.855,7 ha, tăng 1,22% (+95 ha) so với năm 2018, trong đó: diện tích nhóm cây ăn quả đạt 6,5 nghìn ha, chiếm cơ cấu 82,3% trên tổng diện tích cây lâu năm; cây lấy quả chứa dầu đạt 237,8 ha, chiếm 3%; nhóm cây gia vị, dược liệu đạt 67,9 ha; cây lâu năm khác đạt 1,1 nghìn ha, chiếm 12,8%.
- Chăn nuôi: Theo số diều tra thời điểm 1/10/2019, đàn lợn hiện có (không tính lợn sữa) đạt 118.650 con, bằng 28,09% so với cùng kỳ năm trước; đàn gà đạt 7.135,9 nghìn con, bằng 112,48%; đàn vịt đạt 1.541,2 nghìn con, bằng 93,72%; đàn ngan đạt 626,3 nghìn con, đạt 154,18%. Chăn nuôi gia cầm hiện nay phát triển khá mạnh, tổng đàn gia cầm tăng là do hộ chăn nuôi cũ mở rộng quy mô, hộ chăn nuôi quy mô lớn được hình thành mới nhằm đáp ứng nhu cầu thay thế thực phẩm của người tiêu dùng đặc biệt là giai đoạn cuối năm và gần Tết Nguyên đán, bên cạnh đó một số hộ chuyển đổi đối tượng nuôi từ lợn sang gia cầm do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi.
* Tình hình dịch bệnh:
Tính đến 16h ngày 24/12/2019, dịch xảy ra tại 19.247 hộ thuộc 13 huyện, quận: Thủy Nguyên, Tiên Lãng, An Dương, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Lão, Cát Hải, Dương Kinh, Hải An, Kiến An, Đồ Sơn, Hồng Bàng và Lê Chân. Số lợn tiêu hủy 183.134 con (31.801 con lợn nái, 426 con lợn đực giống, 97.303 con lợn thịt, 53.604 con lợn con); chiếm 44,65% tổng đàn trước dịch; trọng lượng 9,73 nghìn tấn.
* Lâm nghiệp
Ước tính năm 2019, tổng sản lượng khai thác gỗ đạt 1.621,3 m3, bằng 81,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 47.510 ste, bằng 93,9%; số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 200 nghìn cây; cây giống sản xuất đạt hơn 2 triệu cây bao gồm cây lấy gỗ, cây phong cảnh, cây bóng mát,… Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ là 15,4 nghìn ha; diện tích rừng được trồng mới đạt 56,77 ha (là diện tích rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng trong Dự án trồng rừng thay thế).
* Thủy sản
Ước cả năm 2019 sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 173.792,4 tấn, tăng 15.314,7 tấn (+9,66%) so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch đạt 72.372,8 tấn, tăng 13,63% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: cá các loại đạt 45.670 tấn, tăng 6,34%; tôm các loại đạt 6.927,7 tấn, tăng 15,99%; thủy sản khác đạt 19.775,1 tấn, tăng 33,91%.
Ước tính cả năm 2019, sản lượng thủy sản khai thác đạt 101.419,6 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: cá các loại đạt 57.878,3 tấn, tăng 3,66%; tôm các loại đạt 9.322,6 tấn, tăng 13,94%; thủy sản khác đạt 34.218,7 tấn, tăng 11,2%.
5. Đầu tư xây dựng
Dự tính năm 2019, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn là 152.056,4 tỷ đồng, tăng 39,22% so với cùng kỳ, bằng 140,46% kế hoạch năm 2019 (kế hoạch năm đạt 108.250 tỷ đồng, tăng 12,25%). Cụ thể:
Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện là 14.574,8 tỷ đồng, giảm 10,41% so với cùng kỳ trong đó: Vốn Trung ương quản lý là 3.640,4 tỷ đồng, giảm 11,7% so với cùng kỳ; vốn địa phương quản lý là 10.934,4 tỷ đồng, giảm 9,97% so với cùng kỳ. Vốn ngoài nhà nước thực hiện là 97.141,7 tỷ đồng, tăng 71,83%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện là 40.339,9 tỷ đồng, tăng 10,77 % so với cùng kỳ.
Năm 2019, Hải Phòng tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội luôn đạt giá trị cao và đứng trong tốp đầu cả nước.
* Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tính từ đầu năm đến 15/12/2019 toàn thành phố có 87 dự án cấp mới đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đầu tư 621,557 triệu USD, giảm 3,58% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cấp mới trong khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 564,080 triệu USD (chiếm 90,75%); cấp mới ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 57,477 triệu USD (chiếm 9,25%). Điều chỉnh tăng vốn đầu tư có 49 dự án, với số vốn tăng là 691,05 triệu USD. Các dự án mới và tăng vốn chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Cấp mới và tăng vốn toàn thành phố có 136 dự án, vốn đầu tư đạt 1.312,61 triệu USD.
6. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn thành phố năm 2019 tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng khá. Mạng lưới phân phối hàng hóa được tăng cường và mở rộng về số lượng và đa dạng về ngành nghề kinh doanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 năm 2019 ước đạt 11.967,5 tỷ đồng, tăng 1,44% so với tháng trước và tăng 15,74% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 12 tháng/2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 132.587,5 tỷ đồng, tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:
- Doanh thu bán lẻ hàng hoá ước tăng 15,11% so với năm 2018. Một số nhóm ngành hàng ước tăng cao như: lương thực, thực phẩm tăng 13,22%; hàng may mặc tăng 15,44%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 18,22%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục tăng 19,12%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 9,48%...
- Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 1.873,7 tỷ đồng, tăng 18,99% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 18.658,3 tỷ đồng, tăng 14,53%. Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 214 tỷ đồng, tăng 7,91%. Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 8.898,2 tỷ đồng, tăng 11,23% so với năm 2018.
7. Hoạt động lưu trú và lữ hành
Hoạt động lưu trú và lữ hành trong năm 2019 duy trì nhịp độ phát triển. Số lượt khách đến với thành phố tăng so với năm 2018. Tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt 9.078,2 nghìn lượt, tăng 16,39% so với năm 2018; trong đó khách quốc tế ước đạt 997,3 nghìn lượt, tăng 16,08% so với năm 2018. Để kích cầu du lịch, các tour du lịch của các doanh nghiệp lữ hành giảm giá cộng với vé máy bay khuyến mại nhiều nên lượng khách lữ hành tăng.
8. Xuất khẩu hàng hóa
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2019 ước đạt 15.993,8 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 14.010,1 triệu USD.
9. Giao thông vận tải
Năm 2019, hạ tầng giao thông trong thành phố được đầu tư và phát triển với tốc độ khá nhanh; chất lượng vận tải, dịch vụ được nâng cao nên nhu cầu đi lại bằng các phương tiện vận tải bộ tăng cao.
Ước tính cả năm 2019, khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 204,1 triệu tấn, tăng 14,85% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 99.843,7 triệu tấn.km, tăng 6,61% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển tháng 12/2019 tăng so với tháng trước do vào dịp cuối năm, việc chuẩn bị hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán và những công trình xây dựng gấp rút hoàn thành nên các doanh nghiệp vận tải nhận được nhiều đơn hàng hơn.
Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 69,7 triệu lượt, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 2.801 triệu Hk.km, tăng 12,31% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển tháng 12 ước tăng so với tháng trước do trong tháng có dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch nên nhu cầu đi lại tăng,...
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng trên địa bàn thành phố ước đạt 129.202,3 nghìn TTQ, tăng 18,51% so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu khối cảng trên địa bàn thành phố năm 2019 ước đạt 5.429,7 tỷ đồng, tăng 3,39% so với cùng kỳ năm trước.
10. Chỉ số giá
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thành phố Hải Phòng tháng 12 năm 2019 tăng 1,51% so với tháng trước, tăng 5,44% so với cùng kỳ năm trước. CPI quý IV/2019 tăng 3,76% so với cùng quý năm trước. CPI bình quân cả năm 2019 tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,23%.
* Chỉ số giá vàng 99,99% và Đô la Mỹ:
Chỉ số giá vàng tháng 12/2019 giảm 0,57% so với tháng trước, tăng 17,67% so với cùng tháng năm 2018. Giá vàng bình quân tháng 12/2019 dao động ở mức 4,176 triệu đồng/chỉ, giảm 24.000 đồng/chỉ. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2019 giảm 0,10% so với tháng trước, giảm 0,53% so với cùng tháng năm 2018. Tỷ giá USD/VND bình quân tháng 12/2019 dao động ở mức 23.231 đồng/USD, giảm 24 đồng/USD.
11. Hoạt động tài chính, ngân hàng
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2019 ước đạt 89.618,2 tỷ đồng, đạt 134,3% dự toán Trung ương giao, đạt 129,3% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao và bằng 120,03% so với năm 2018. Trong đó: thu nội địa ước đạt 27.000 tỷ đồng, đạt 113% dự toán Trung ương giao, đạt 102,4% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao và bằng 108,9% so với năm 2018.
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2019 ước đạt 24.148 tỷ đồng; bằng 114,1% dự toán Trung ương giao, bằng 102,6% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 10.173,9 tỷ đồng, bằng 138,5% dự toán Trung ương giao, bằng 99,8% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao.
Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước thực hiện đến hết tháng 12 năm 2019 đạt 208.347 tỷ đồng, tăng 13,06% so với cuối năm 2018. Tổng dư nợ cho vay đến hết tháng 12 năm 2019 đạt 128.465 tỷ đồng, tăng 14,16% so với cuối năm 2018.
II. TÌNH HÌNH XÃ HỘI
1. Tình hình dân số và lao động
Dân số trung bình năm 2019 của thành phố Hải Phòng ước tính 2.033,2 nghìn người, tăng 16,8 nghìn người, tương đương tăng 0,83% so với năm 2018. Phân theo khu vực: dân số thành thị 926,9 nghìn người, chiếm 45,6%; dân số nông thôn 1.106,3 nghìn người, chiếm 54,4%. Phân theo giới tính: dân số nam 1.010,2 nghìn người, chiếm 49,7%; dân số nữ 1.023 nghìn người, chiếm 50,3%.
Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2019 ước tính 1.128,8 nghìn người, tăng 1,67% so với năm 2018, bao gồm: 230,6 nghìn người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 20,4% tổng số (giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2017); khu vực công nghiệp và xây dựng 442,2 nghìn người, chiếm 39,2% (giảm 0,2 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 456,0 nghìn người, chiếm 40,4% (tăng 0,6 điểm phần trăm).
2. Giải quyết việc làm, an sinh xã hội
* Công tác lao động, giải quyết việc làm
Tính chung năm 2019, thành phố đã giải quyết việc làm cho 54.900 lượt lao động (bằng 100,18% kế hoạch năm và bằng 100,62% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, ước giải quyết việc làm trong nước cho 53.550 lượt lao động (bằng 100,09% kế hoạch năm và bằng 100,61% so với cùng kỳ); xuất khẩu lao động được 1.350 lao động (bằng 103,85% kế hoạch năm và bằng 100,90% so với cùng kỳ).
Sàn giao dịch việc làm thành phố đã tổ chức được 43 phiên giao dịch việc làm (bằng 110,26% so với năm 2018), với sự tham gia tuyển dụng của 1.319 lượt doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng 81.212 lao động (bằng 63,06% so với năm 2018), trong đó lao động nữ chiếm 46,24%. Số lượng đăng ký bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2019 là 20.536 người (tăng 29,8% so với cùng kỳ), thành phố đã giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 18.105 người (tăng 17,69% so với cùng kỳ), với kinh phí hơn 312 tỷ đồng (tăng 37,29% so với cùng kỳ).
* Công tác giảm nghèo - bảo trợ xã hội
Năm 2019 thành phố đã triển khai 76 mô hình giảm nghèo cho 14, quận, huyện, tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Tổ chức điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố năm 2019, kết quả tỷ lệ hộ nghèo ước đạt 0,72%, tương ứng với 4.348 hộ nghèo (giảm 0,69% so với năm 2018, đạt 115% kế hoạch), tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,14% tương ứng với 12.971 hộ cận nghèo.
Trong năm 2019 đã tiếp nhận 63 đối tượng đưa vào điều trị, chăm sóc và nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, tập trung 580 lượt người lang thang (bằng 74,5% cùng kỳ). Ước thực hiện chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng và các chế độ hỗ trợ kinh phí đối với 75.531 người (tăng 1.454 người so với năm 2018) đảm bảo kịp thời, đầy đủ đúng quy định.
3. Giáo dục - Đào tạo
Năm 2019, thành phố đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 về Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Công tác nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học ngày càng được chú trọng và đem lại hiệu quả cao trên mọi cấp học. Chất lượng giáo dục toàn diện của thành phố trong năm 2019 được giữ vững, giáo dục mũi nhọn tiếp tục phát triển. Từng bước thực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy được đẩy mạnh thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học. Công tác tổ chức các kỳ thi (thi THPT quốc gia và thi tuyển sinh vào lớp 10) được thực hiện hiệu quả từ rà soát đến coi thi, chấm thi và có sự ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các khâu của kỳ thi.
4. Y tế
Trong năm 2019 Ngành Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn thành phố chủ động, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh; tích cực giám sát tại các cơ sở y tế; theo dõi các bệnh sốt phát ban nghi sởi/rubella, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết… nhằm kịp thời ngăn chặn, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn.
Kết quả thực hiện giám sát như sau: 369 lượt giám sát tại các bệnh viện, 27 lượt giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại các quận Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An; 15 lượt giám sát phản ứng sau tiêm chủng tại BV Trẻ em... Kiểm tra công tác tiêm vắc xin Combe Five tại 14/15 quận, huyện, công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại quận Ngô Quyền, An Lão, Hải An, An Dương, Thủy Nguyên, Kiến An.
5. Văn hóa - thể thao
Năm 2019, thành phố đã tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phong phú, đa dạng, tạo được không khí vui tươi, sôi nổi, rộng khắp trên toàn địa bàn, hướng tới chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và thành phố, cao điểm là vào các dịp: 89 năm ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 72 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 50 năm thực hiện Di chúc và kỷ niệm 50 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, thành phố tổ chức thành công Lễ hội Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Làng cá, Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và Khai mạc Du lịch Cát Bà năm 2019; các hoạt động chào mừng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2019 gắn với kỷ niệm 64 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng với chủ đề “Hải phòng - Điểm đến thành công”; Liên hoan âm nhạc ASEAN 2019 đã thu hút được sự quan tâm của các tỉnh, thành phố bạn, khách quốc tế và đông đảo nhân dân cả nước.
6. Tình hình trật tự an toàn giao thông
Tính từ đầu năm 2019 toàn thành phố đã xảy ra tổng cộng 96 vụ tai nạn giao thông, trong đó đường bộ 95 vụ, đường thủy 01 vụ, làm 78 người chết, 42 người bị thương. Trong 4 quý năm 2019, quý II có số vụ tai nạn lớn nhất (chiếm 31,25% tổng số vụ), quý IV số người chết vì tai nạn nhiều nhất chiếm 30,77%. So sánh với năm 2018, số vụ tai nạn giao thông giảm 2,04%, số người chết giảm 8,24%, số người bị thương giảm 4,55%. Các vụ tai nạn chủ yếu từ va chạm cá nhân,do người dân chưa chấp hành đúng luật, không tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. Nhìn chung công tác an toàn giao thông được đảm bảo, không để xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
7. Công tác phòng chống cháy, nổ
Tính từ đầu năm 2019, toàn thành phố đã xảy ra 79 vụ cháy làm 01 người chết và 24 người bị thương, giá trị tài sản thiệt hại ước tính 123.630,5 triệu đồng. So với năm 2018, số vụ cháy bằng 55,63%, số người chết bằng 20% và số người bị thương bằng 240%. Các vụ cháy xảy ra đã được cảnh sát phòng cháy chữa cháy cứu hộ, cứu nạn nhanh chóng kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn, đảm bảo an toàn cho người dân và các cơ quan tổ chức.
1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010, ước tính cả năm 2019 tăng 16,68% so cùng kỳ năm trước, vượt kế hoạch năm (tăng 15,5%), đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay và cao nhất cả nước phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thành phố.
Năm 2019 hoạt động kinh tế toàn cầu ở mức yếu, tăng trưởng kinh tế chững lại đáng kể trong ba quý gần nhất kể từ năm 2018; tình hình căng thẳng thương mại và địa chính trị gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư và thương mại. Tình hình kinh tế trong nước ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn, thách thức với thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn Châu Phi… Tuy nhiên, sự đổi mới trong phương pháp lãnh đạo, quản lý và điều hành của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã đưa Hải Phòng bước vào thời kỳ phát triển mới, có nhiều đột phá, tăng trưởng cao, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, an ninh chính trị ổn định.
Kết quả tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 16,68%, cao nhất từ trước đến nay, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tăng 1,58% (kế hoạch tăng 1,98%), đóng góp 0,08 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng ước tăng 24,33% (kế hoạch tăng 22,11%); đóng góp 11,15 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực dịch vụ ước tăng 11,3% (kế hoạch tăng 10,9%), đóng góp 4,84 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng, phù hợp với yêu cầu thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 4,73% (năm 2018 là 5,18%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 48,20% (năm 2018 là 45,41%); khu vực dịch vụ chiếm 41,10% (năm 2018 là 43,01%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,97%.
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (GRDP/người) năm 2019 ước đạt 122,1 triệu đồng/người, tăng 17,3 triệu đồng/người so với năm 2018.
Năng suất lao động (NSLĐ) tiếp tục được cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. NSLĐ trên địa bàn thành phố năm 2019 (theo giá hiện hành) ước đạt 219,9 triệu đồng mỗi lao động, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản có NSLĐ ước thấp nhất, đạt 50,8 triệu đồng/lao động; khu vực công nghiệp - xây dựng có NSLĐ ước cao nhất đạt 287,7 triệu đồng/lao động và khu vực dịch vụ có NSLĐ ước đạt 239,7 triệu đồng/lao động, do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2019 tăng cao hơn so với năm 2018.
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) năm 2019 của thành phố ước bằng 3,99 tăng so với hệ số 3,38 của năm 2018.
2. Sản xuất công nghiệp
Năm 2019 tiếp tục là năm ngành công nghiệp Hải Phòng phát triển ấn tượng, chỉ số phát triển sản xuất (PTSX) công nghiệp (IIP) cả năm 2019 ước tăng 24,2% so với năm 2018, tuy thấp hơn tốc độ tăng của năm 2018 song vẫn giữ vững xu hướng tăng. Trong các ngành công nghiệp cấp I, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 25,06%, đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng chung toàn ngành với 21,57 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 17,10%, đóng góp 2,45 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,35%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 0,92%, đóng góp 0,004 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Trong 52 nhóm ngành kinh tế cấp 4 có 33 ngành có chỉ số PTSX công nghiệp ước năm 2019 tăng so với cùng kỳ, trong đó: ngành sản xuất mô tơ, máy phát điện tiếp tục là ngành có mức tăng cao nhất, tăng 318,23%; tiếp theo ngành sản xuất mô tơ, xe máy điện tăng 194,84%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 71,04%,...
Có 19 ngành có chỉ số PTSX giảm, trong đó: ngành sản xuất đồ chơi giảm 54,46%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng giảm 36,10%; sản xuất thuốc, hóa dược giảm 22,83%; sản xuất bia giảm 17,88%;...
Ước cả năm 2019 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,7; Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 31/12/2019 tăng 4% so với tháng trước và tăng 23,65% so với cùng thời điểm năm trước
* Một số sản phẩm công nghiệp ước năm 2019 so cùng kỳ: quần áo các loại đạt 146,16 triệu cái, tăng 8,71%; màn hình khác đạt 10,9 triệu cái, tăng 31,03%; máy giặt đạt 1.458 nghìn cái, tăng 7,35%; sắt, thép các loại đạt 1.521 nghìn tấn, tăng 15,16%; xi măng Portland đen đạt 4.804,7 nghìn tấn, tăng 2,83%; điện sản xuất đạt 7.442,42 triệu Kwh, tăng 17,66%.
3. Hoạt động của doanh nghiệp
* Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Tính chung năm 2019, toàn thành phố có 2.893 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 21.811,1 tỷ đồng, giảm 7,16% về số DN và giảm 2,80% về số vốn đăng ký so với năm 2018; vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 7,54 tỷ đồng, tăng 4,72%. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới trong năm là 1.446 cơ sở, giảm 6,83% so với năm trước.
Dự kiến số DN thực hiện thủ tục giải thể là 217 và đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là 581 cơ sở.
* Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của 177 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy: Có 75,7% số DN đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2019 so với quý III/2019 tốt lên và giữ ổn định (45,76% DN đánh giá tốt lên và 29,94% DN đánh giá giữ ổn định), có 24,3% cho rằng khó khăn hơn. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh quý IV/2019, có 43,5% DN đánh giá khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; 39,55% số DN cho rằng không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu; 36,16% số DN cho rằng nhu cầu thị trường trong nước thấp, 21,47% DN cho rằng gặp khó khăn về tài chính là yếu tố quan trọng.
4. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
* Nông nghiệp
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn thành phố năm 2019 đạt 85.245,2 ha, bằng 95,58%, giảm 3.940,5 ha so với năm 2018. Trong đó, diện tích gieo cấy lúa đạt 64.931,3 ha, bằng 93,64% so với cùng kỳ năm trước, giảm 4.408,5 ha (vụ đông xuân đạt 32.604 ha, giảm 1,7 nghìn ha, vụ mùa đạt 32.327,3 ha, giảm 2,7 nghìn ha). Năng suất lúa cả năm 2019 toàn thành phố đạt 63,64 tạ/ha, tăng 0,11% so với năm 2018; sản lượng lúa ước đạt 413.226,3 tấn, bằng 93,74%.
Sản xuất cây lâu năm trên địa bàn thành phố năm 2019 vẫn giữ được sự ổn định về diện tích và cơ cấu giữa các nhóm cây trồng (với cơ cấu trên 80% diện tích là cây ăn quả). Diện tích cây trồng lâu năm trên địa bàn thành phố cả năm 2019 ước đạt 7.855,7 ha, tăng 1,22% (+95 ha) so với năm 2018, trong đó: diện tích nhóm cây ăn quả đạt 6,5 nghìn ha, chiếm cơ cấu 82,3% trên tổng diện tích cây lâu năm; cây lấy quả chứa dầu đạt 237,8 ha, chiếm 3%; nhóm cây gia vị, dược liệu đạt 67,9 ha; cây lâu năm khác đạt 1,1 nghìn ha, chiếm 12,8%.
- Chăn nuôi: Theo số diều tra thời điểm 1/10/2019, đàn lợn hiện có (không tính lợn sữa) đạt 118.650 con, bằng 28,09% so với cùng kỳ năm trước; đàn gà đạt 7.135,9 nghìn con, bằng 112,48%; đàn vịt đạt 1.541,2 nghìn con, bằng 93,72%; đàn ngan đạt 626,3 nghìn con, đạt 154,18%. Chăn nuôi gia cầm hiện nay phát triển khá mạnh, tổng đàn gia cầm tăng là do hộ chăn nuôi cũ mở rộng quy mô, hộ chăn nuôi quy mô lớn được hình thành mới nhằm đáp ứng nhu cầu thay thế thực phẩm của người tiêu dùng đặc biệt là giai đoạn cuối năm và gần Tết Nguyên đán, bên cạnh đó một số hộ chuyển đổi đối tượng nuôi từ lợn sang gia cầm do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi.
* Tình hình dịch bệnh:
Tính đến 16h ngày 24/12/2019, dịch xảy ra tại 19.247 hộ thuộc 13 huyện, quận: Thủy Nguyên, Tiên Lãng, An Dương, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Lão, Cát Hải, Dương Kinh, Hải An, Kiến An, Đồ Sơn, Hồng Bàng và Lê Chân. Số lợn tiêu hủy 183.134 con (31.801 con lợn nái, 426 con lợn đực giống, 97.303 con lợn thịt, 53.604 con lợn con); chiếm 44,65% tổng đàn trước dịch; trọng lượng 9,73 nghìn tấn.
* Lâm nghiệp
Ước tính năm 2019, tổng sản lượng khai thác gỗ đạt 1.621,3 m3, bằng 81,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 47.510 ste, bằng 93,9%; số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 200 nghìn cây; cây giống sản xuất đạt hơn 2 triệu cây bao gồm cây lấy gỗ, cây phong cảnh, cây bóng mát,… Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ là 15,4 nghìn ha; diện tích rừng được trồng mới đạt 56,77 ha (là diện tích rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng trong Dự án trồng rừng thay thế).
* Thủy sản
Ước cả năm 2019 sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 173.792,4 tấn, tăng 15.314,7 tấn (+9,66%) so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch đạt 72.372,8 tấn, tăng 13,63% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: cá các loại đạt 45.670 tấn, tăng 6,34%; tôm các loại đạt 6.927,7 tấn, tăng 15,99%; thủy sản khác đạt 19.775,1 tấn, tăng 33,91%.
Ước tính cả năm 2019, sản lượng thủy sản khai thác đạt 101.419,6 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: cá các loại đạt 57.878,3 tấn, tăng 3,66%; tôm các loại đạt 9.322,6 tấn, tăng 13,94%; thủy sản khác đạt 34.218,7 tấn, tăng 11,2%.
5. Đầu tư xây dựng
Dự tính năm 2019, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn là 152.056,4 tỷ đồng, tăng 39,22% so với cùng kỳ, bằng 140,46% kế hoạch năm 2019 (kế hoạch năm đạt 108.250 tỷ đồng, tăng 12,25%). Cụ thể:
Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện là 14.574,8 tỷ đồng, giảm 10,41% so với cùng kỳ trong đó: Vốn Trung ương quản lý là 3.640,4 tỷ đồng, giảm 11,7% so với cùng kỳ; vốn địa phương quản lý là 10.934,4 tỷ đồng, giảm 9,97% so với cùng kỳ. Vốn ngoài nhà nước thực hiện là 97.141,7 tỷ đồng, tăng 71,83%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện là 40.339,9 tỷ đồng, tăng 10,77 % so với cùng kỳ.
Năm 2019, Hải Phòng tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội luôn đạt giá trị cao và đứng trong tốp đầu cả nước.
* Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tính từ đầu năm đến 15/12/2019 toàn thành phố có 87 dự án cấp mới đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đầu tư 621,557 triệu USD, giảm 3,58% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cấp mới trong khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 564,080 triệu USD (chiếm 90,75%); cấp mới ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 57,477 triệu USD (chiếm 9,25%). Điều chỉnh tăng vốn đầu tư có 49 dự án, với số vốn tăng là 691,05 triệu USD. Các dự án mới và tăng vốn chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Cấp mới và tăng vốn toàn thành phố có 136 dự án, vốn đầu tư đạt 1.312,61 triệu USD.
6. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn thành phố năm 2019 tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng khá. Mạng lưới phân phối hàng hóa được tăng cường và mở rộng về số lượng và đa dạng về ngành nghề kinh doanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 năm 2019 ước đạt 11.967,5 tỷ đồng, tăng 1,44% so với tháng trước và tăng 15,74% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 12 tháng/2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 132.587,5 tỷ đồng, tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:
- Doanh thu bán lẻ hàng hoá ước tăng 15,11% so với năm 2018. Một số nhóm ngành hàng ước tăng cao như: lương thực, thực phẩm tăng 13,22%; hàng may mặc tăng 15,44%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 18,22%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục tăng 19,12%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 9,48%...
- Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 1.873,7 tỷ đồng, tăng 18,99% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 18.658,3 tỷ đồng, tăng 14,53%. Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 214 tỷ đồng, tăng 7,91%. Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 8.898,2 tỷ đồng, tăng 11,23% so với năm 2018.
7. Hoạt động lưu trú và lữ hành
Hoạt động lưu trú và lữ hành trong năm 2019 duy trì nhịp độ phát triển. Số lượt khách đến với thành phố tăng so với năm 2018. Tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt 9.078,2 nghìn lượt, tăng 16,39% so với năm 2018; trong đó khách quốc tế ước đạt 997,3 nghìn lượt, tăng 16,08% so với năm 2018. Để kích cầu du lịch, các tour du lịch của các doanh nghiệp lữ hành giảm giá cộng với vé máy bay khuyến mại nhiều nên lượng khách lữ hành tăng.
8. Xuất khẩu hàng hóa
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2019 ước đạt 15.993,8 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 14.010,1 triệu USD.
9. Giao thông vận tải
Năm 2019, hạ tầng giao thông trong thành phố được đầu tư và phát triển với tốc độ khá nhanh; chất lượng vận tải, dịch vụ được nâng cao nên nhu cầu đi lại bằng các phương tiện vận tải bộ tăng cao.
Ước tính cả năm 2019, khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 204,1 triệu tấn, tăng 14,85% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 99.843,7 triệu tấn.km, tăng 6,61% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển tháng 12/2019 tăng so với tháng trước do vào dịp cuối năm, việc chuẩn bị hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán và những công trình xây dựng gấp rút hoàn thành nên các doanh nghiệp vận tải nhận được nhiều đơn hàng hơn.
Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 69,7 triệu lượt, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 2.801 triệu Hk.km, tăng 12,31% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển tháng 12 ước tăng so với tháng trước do trong tháng có dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch nên nhu cầu đi lại tăng,...
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng trên địa bàn thành phố ước đạt 129.202,3 nghìn TTQ, tăng 18,51% so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu khối cảng trên địa bàn thành phố năm 2019 ước đạt 5.429,7 tỷ đồng, tăng 3,39% so với cùng kỳ năm trước.
10. Chỉ số giá
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thành phố Hải Phòng tháng 12 năm 2019 tăng 1,51% so với tháng trước, tăng 5,44% so với cùng kỳ năm trước. CPI quý IV/2019 tăng 3,76% so với cùng quý năm trước. CPI bình quân cả năm 2019 tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,23%.
* Chỉ số giá vàng 99,99% và Đô la Mỹ:
Chỉ số giá vàng tháng 12/2019 giảm 0,57% so với tháng trước, tăng 17,67% so với cùng tháng năm 2018. Giá vàng bình quân tháng 12/2019 dao động ở mức 4,176 triệu đồng/chỉ, giảm 24.000 đồng/chỉ. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2019 giảm 0,10% so với tháng trước, giảm 0,53% so với cùng tháng năm 2018. Tỷ giá USD/VND bình quân tháng 12/2019 dao động ở mức 23.231 đồng/USD, giảm 24 đồng/USD.
11. Hoạt động tài chính, ngân hàng
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2019 ước đạt 89.618,2 tỷ đồng, đạt 134,3% dự toán Trung ương giao, đạt 129,3% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao và bằng 120,03% so với năm 2018. Trong đó: thu nội địa ước đạt 27.000 tỷ đồng, đạt 113% dự toán Trung ương giao, đạt 102,4% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao và bằng 108,9% so với năm 2018.
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2019 ước đạt 24.148 tỷ đồng; bằng 114,1% dự toán Trung ương giao, bằng 102,6% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 10.173,9 tỷ đồng, bằng 138,5% dự toán Trung ương giao, bằng 99,8% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao.
Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước thực hiện đến hết tháng 12 năm 2019 đạt 208.347 tỷ đồng, tăng 13,06% so với cuối năm 2018. Tổng dư nợ cho vay đến hết tháng 12 năm 2019 đạt 128.465 tỷ đồng, tăng 14,16% so với cuối năm 2018.
II. TÌNH HÌNH XÃ HỘI
1. Tình hình dân số và lao động
Dân số trung bình năm 2019 của thành phố Hải Phòng ước tính 2.033,2 nghìn người, tăng 16,8 nghìn người, tương đương tăng 0,83% so với năm 2018. Phân theo khu vực: dân số thành thị 926,9 nghìn người, chiếm 45,6%; dân số nông thôn 1.106,3 nghìn người, chiếm 54,4%. Phân theo giới tính: dân số nam 1.010,2 nghìn người, chiếm 49,7%; dân số nữ 1.023 nghìn người, chiếm 50,3%.
Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2019 ước tính 1.128,8 nghìn người, tăng 1,67% so với năm 2018, bao gồm: 230,6 nghìn người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 20,4% tổng số (giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2017); khu vực công nghiệp và xây dựng 442,2 nghìn người, chiếm 39,2% (giảm 0,2 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 456,0 nghìn người, chiếm 40,4% (tăng 0,6 điểm phần trăm).
2. Giải quyết việc làm, an sinh xã hội
* Công tác lao động, giải quyết việc làm
Tính chung năm 2019, thành phố đã giải quyết việc làm cho 54.900 lượt lao động (bằng 100,18% kế hoạch năm và bằng 100,62% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, ước giải quyết việc làm trong nước cho 53.550 lượt lao động (bằng 100,09% kế hoạch năm và bằng 100,61% so với cùng kỳ); xuất khẩu lao động được 1.350 lao động (bằng 103,85% kế hoạch năm và bằng 100,90% so với cùng kỳ).
Sàn giao dịch việc làm thành phố đã tổ chức được 43 phiên giao dịch việc làm (bằng 110,26% so với năm 2018), với sự tham gia tuyển dụng của 1.319 lượt doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng 81.212 lao động (bằng 63,06% so với năm 2018), trong đó lao động nữ chiếm 46,24%. Số lượng đăng ký bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2019 là 20.536 người (tăng 29,8% so với cùng kỳ), thành phố đã giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 18.105 người (tăng 17,69% so với cùng kỳ), với kinh phí hơn 312 tỷ đồng (tăng 37,29% so với cùng kỳ).
* Công tác giảm nghèo - bảo trợ xã hội
Năm 2019 thành phố đã triển khai 76 mô hình giảm nghèo cho 14, quận, huyện, tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Tổ chức điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố năm 2019, kết quả tỷ lệ hộ nghèo ước đạt 0,72%, tương ứng với 4.348 hộ nghèo (giảm 0,69% so với năm 2018, đạt 115% kế hoạch), tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,14% tương ứng với 12.971 hộ cận nghèo.
Trong năm 2019 đã tiếp nhận 63 đối tượng đưa vào điều trị, chăm sóc và nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, tập trung 580 lượt người lang thang (bằng 74,5% cùng kỳ). Ước thực hiện chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng và các chế độ hỗ trợ kinh phí đối với 75.531 người (tăng 1.454 người so với năm 2018) đảm bảo kịp thời, đầy đủ đúng quy định.
3. Giáo dục - Đào tạo
Năm 2019, thành phố đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 về Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Công tác nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học ngày càng được chú trọng và đem lại hiệu quả cao trên mọi cấp học. Chất lượng giáo dục toàn diện của thành phố trong năm 2019 được giữ vững, giáo dục mũi nhọn tiếp tục phát triển. Từng bước thực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy được đẩy mạnh thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học. Công tác tổ chức các kỳ thi (thi THPT quốc gia và thi tuyển sinh vào lớp 10) được thực hiện hiệu quả từ rà soát đến coi thi, chấm thi và có sự ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các khâu của kỳ thi.
4. Y tế
Trong năm 2019 Ngành Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn thành phố chủ động, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh; tích cực giám sát tại các cơ sở y tế; theo dõi các bệnh sốt phát ban nghi sởi/rubella, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết… nhằm kịp thời ngăn chặn, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn.
Kết quả thực hiện giám sát như sau: 369 lượt giám sát tại các bệnh viện, 27 lượt giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại các quận Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An; 15 lượt giám sát phản ứng sau tiêm chủng tại BV Trẻ em... Kiểm tra công tác tiêm vắc xin Combe Five tại 14/15 quận, huyện, công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại quận Ngô Quyền, An Lão, Hải An, An Dương, Thủy Nguyên, Kiến An.
5. Văn hóa - thể thao
Năm 2019, thành phố đã tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phong phú, đa dạng, tạo được không khí vui tươi, sôi nổi, rộng khắp trên toàn địa bàn, hướng tới chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và thành phố, cao điểm là vào các dịp: 89 năm ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 72 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 50 năm thực hiện Di chúc và kỷ niệm 50 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, thành phố tổ chức thành công Lễ hội Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Làng cá, Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và Khai mạc Du lịch Cát Bà năm 2019; các hoạt động chào mừng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2019 gắn với kỷ niệm 64 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng với chủ đề “Hải phòng - Điểm đến thành công”; Liên hoan âm nhạc ASEAN 2019 đã thu hút được sự quan tâm của các tỉnh, thành phố bạn, khách quốc tế và đông đảo nhân dân cả nước.
6. Tình hình trật tự an toàn giao thông
Tính từ đầu năm 2019 toàn thành phố đã xảy ra tổng cộng 96 vụ tai nạn giao thông, trong đó đường bộ 95 vụ, đường thủy 01 vụ, làm 78 người chết, 42 người bị thương. Trong 4 quý năm 2019, quý II có số vụ tai nạn lớn nhất (chiếm 31,25% tổng số vụ), quý IV số người chết vì tai nạn nhiều nhất chiếm 30,77%. So sánh với năm 2018, số vụ tai nạn giao thông giảm 2,04%, số người chết giảm 8,24%, số người bị thương giảm 4,55%. Các vụ tai nạn chủ yếu từ va chạm cá nhân,do người dân chưa chấp hành đúng luật, không tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. Nhìn chung công tác an toàn giao thông được đảm bảo, không để xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
7. Công tác phòng chống cháy, nổ
Tính từ đầu năm 2019, toàn thành phố đã xảy ra 79 vụ cháy làm 01 người chết và 24 người bị thương, giá trị tài sản thiệt hại ước tính 123.630,5 triệu đồng. So với năm 2018, số vụ cháy bằng 55,63%, số người chết bằng 20% và số người bị thương bằng 240%. Các vụ cháy xảy ra đã được cảnh sát phòng cháy chữa cháy cứu hộ, cứu nạn nhanh chóng kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn, đảm bảo an toàn cho người dân và các cơ quan tổ chức.
Tác giả: Cục Thống kê Hải Phòng
Bài viết liên quan
-
Số liệu thống kê chủ yếu thành phố Hải Phòng năm 2018
29/12/2019 -
Tình hình kinh tế - xã hội TP Hải Phòng tháng 12, 12 tháng năm 2018
29/12/2019 -
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 01/2020
29/01/2020 -
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 2/2020
29/02/2020 -
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng năm 2019
13/03/2020 -
Infographic tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng năm 2019
29/12/2019 -
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 11/2019
29/11/2019 -
Infographic tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 10/2019
29/10/2019 -
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 10 và 10 tháng năm 2019
25/10/2019 -
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 9/2019
29/09/2019
Bài viết mới nhất
- Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9, 9 tháng năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Infographic tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 9, 9 tháng đầu năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bão Yagi có thể khiến GDP năm 2024 của Việt Nam giảm 0,15%
- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025