HTCTTK tỉnh – Chỉ số phát triển con người (HDI)

Thứ năm - 16/05/2024 10:19
HTCTTK tỉnh – Chỉ số phát triển con người (HDI)

1.Khái niệm, phương pháp tính

1.1. Phương pháp tính chỉ số tổng hợp HDI

Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: Sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người).

Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:

 Trong đó:

HDI : Chỉ số phát triển con người;
Isức khỏe: Chỉ số sức khỏe, được tính thông qua chỉ tiêu tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh; còn được gọi là tuổi thọ bình quân hay triển vọng sống trung bình khi sinh;
Igiáo dục: Chỉ số giáo dục, được tính thông qua 2 chỉ tiêu: Số năm đi học bình quân của những người từ 25 tuổi trở lên và số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học;
Ithu nhập: Chỉ số thu nhập, được tính thông qua chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP).

HDI nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1). HDI đạt tối đa bằng 1, thể hiện trình độ phát triển con người ở mức lý tưởng; HDI tối thiểu bằng 0, thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn. Bảng xếp hạng phát triển con người của các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các vùng, miền, địa phương, bộ phận dân cư trên địa bàn của một quốc gia, vùng lãnh thổ được phân thành 4 nhóm:

– Nhóm 1: Đạt mức rất cao với HDI ≥ 0,800;

– Nhóm 2: Đạt mức cao với 0,700 ≤ HDI < 0,800;

– Nhóm 3: Đạt mức trung bình với 0,550 ≤ HDI < 0,700;

– Nhóm 4: Đạt mức thấp với HDI < 0,550.

1.2. Phương pháp tính chỉ số thành phần

a) Chỉ số sức khỏe

b) Chỉ số giáo dục

Chỉ số giáo dục được tính thông qua 02 chỉ tiêu:

– Số năm đi học bình quân của những người từ 25 tuổi trở lên;

– Số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học.

Tương ứng với hai chỉ tiêu có hai chỉ số cần tính toán. Do để xác định giá trị của chỉ số giáo dục cấu thành HDI phải tiến hành qua 3 bước:

Bước 1: Tính chỉ số số năm đi học bình quân của những người từ 25 tuổi trở lên (sau đây gọi tắt là số năm đi học bình quân) theo công thức:

Bước 2: Tính chỉ số số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học (sau đây gọi tắt là số năm đi học kỳ vọng) theo công thức:

Bước 3: Tính chỉ số giáo dục:

c) Chỉ số thu nhập

Chỉ số thu nhập được xác định bằng phép toán logarit tự nhiên chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) (thường được quy về đô la Mỹ (USD – PPP)).

2. Kỳ công bố: Năm.

3. Nguồn số liệu

– Tổng điều tra dân số và nhà ở;

– Tổng điều tra kinh tế;

– Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

– Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

– Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam;

– Điều tra giá tiêu dùng (CPI);

– Điều tra doanh nghiệp;

– Báo cáo hành chính;

– Chương trình so sánh quốc tế (ICP).

4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

Tác giả: CTK Hải Phòng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây