Điều tra Thống kê thuộc lĩnh vực Dân số - văn xã, từ nghiệp vụ Thống kê đến nghiệp vụ xã hội
Thứ tư - 17/06/2015 22:49
Trong hệ thống các cuộc điều tra thống kê, điều tra thống kê thuộc lĩnh vực dân số - văn xã có đặc thù riêng. Điều đó đã chi phối cách thức tổ chức thu thập thông tin cũng như quy định những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng thu thập thông tin của các cuộc điều tra thuộc lĩnh vực này.
Trước hết, phải kể đến phương pháp thu thập thông tin được quy định trong các phương án điều tra là phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Vậy, nên hiểu thế nào là phương pháp phỏng vấn trực tiếp? Liệu có phải điều tra viên gửi phiếu để đối tượng điều tra tự ghi phiếu, sau đó thu phiếu, hay có thể phỏng vấn qua điện thoại, qua người thân, hàng xóm, tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn? Không! Những cách làm này hoàn toàn không đúng với phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Thu thập thông tin theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp yêu cầu điều tra viên phải gặp trực tiếp đối tượng điều tra, hỏi và ghi ngay thông tin vào phiếu điều tra.
Một đặc điểm lớn thứ hai phải kể đến, đó là: Đơn vị điều tra thường là các hộ dân cư và đối tượng điều tra thường là các nhân khẩu, thành viên sống trong hộ dân cư (tức là con người, là người dân), cùng với đó là nội dung điều tra thường mang nhiều tính chất xã hội, liên quan tới các mặt đời sống xã hội, vừa rộng, vừa phức tạp. Đặc điểm này chi phối khá lớn đến cách thức tổ chức thu thập thông tin, và cũng là nguồn gốc của những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu thập được cũng như sự thành, bại của cuộc điều tra.
Việc phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra là các nhân khẩu, các thành viên sống trong các hộ dân cư chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, có những yếu tố xuất phát từ cả hai phía đối tượng điều tra điều tra viên, có những yếu tố do môi trường xung quang mang lại, có cả những yếu tố có thể kiểm soát được, nhưng cũng có những yếu tố không kiểm soát được.
Vì thế, trong tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ các cuộc điều tra thuộc lĩnh vực dân số - văn xã, trước khi hướng dẫn cụ thể từng phần nghiệp vụ điều tra, ghi phiếu, luôn lưu ý với điều tra viên rằng “phỏng vấn là một nghệ thuật”.
Chúng ta có thể thấy, khi đối tượng phỏng vấn là những người sống trong các hộ dân cư, với nội dung phỏng vấn mang nhiều tính xã hội như vậy, việc thu thập thông tin sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời gian, không gian, địa điểm, tâm lý đối tượng điều tra, tâm lý điều tra viên... Vì tính chất xã hội trong đối tượng điều tra và trong nội dung điều tra tạo nên những nội dung nhạy cảm trong quá trình thu thập thông tin, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc điều tra.
Nếu tiến hành một cuộc phỏng vấn vào lúc đối tượng điều tra đang bận việc (như bận kinh doanh, bán hàng; có công việc bận phải đi gấp); phỏng vấn qua cửa (điều tra viên không được vào nhà, không có chỗ ngồi), phỏng vấn ở ngoài đường (không ở nhà đối tượng điều tra); phỏng vấn một người say rượu hay đang có việc gia đình gây ảnh hưởng tâm lý (cáu gắt, giận dữ, lo lắng, buồn...); phỏng vấn một nội dung mang tính bí mật cá nhân, bí mật gia đình ở chỗ đông người... Những tình huống như vậy, chắc chắn ta sẽ nhận được những thông tin mơ hồ, không đầy đủ và thiếu chính xác.
Một cán bộ điều tra, khi tiếp xúc với hộ dân bằng thái độ tôn trọng, lịch sự, nghiêm túc; giao tiếp tự tin bằng năng lực nghiệp vụ và kinh nghiệm cuộc sống thì ắt hẳn sẽ dễ dàng hoàn thành tốt cuộc phỏng vấn. Ở đây, nghệ thuật phỏng vấn đã giúp cả điều tra viên và đối tượng điều tra thoát ra khỏi những câu chữ "điều tra", "phỏng vấn", "hỏi dò", "khai thác thông tin", mà thực sự đã biến thành cuộc trò chuyện, hỏi thăm tình hình gần gũi giữa một người là đại diện cho Nhà nước với Nhân dân.
Những xử trí các tình huống khó tại hộ, hơn ai hết, người làm tốt việc này chính là các điều tra viên. Một khi điều tra viên gặp thất bại tại hộ, đặc biệt mắc sai lầm ngay từ lúc đầu tiên khi tiếp xúc với hộ, thì cho dù có sử dụng đến uy tín của cấp trên, của cơ quan hay sự can thiệp của người đại diện cho chính quyền địa phương, việc đạt được hiệu quả là rất hạn chế. Và hầu hết các trường hợp như vậy nếu xảy ra, cho dù có cố gắng thêm thì cũng không thu lại được kết quả gì đáng kể.
Việc xử lý những mâu thuẫn trong công việc điều tra đòi hỏi các điều tra viên phải thực sự kiên nhẫn, bền bỉ, nâng cao tinh thần trác nhiệm, khắc phục khó khăn, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu nâng cao nghiệp vụ. Chỉ những ai đã từng làm cán bộ điều tra thì mới hiểu hết và thông cảm với những vất vả, khó khăn mà các điều tra viên đã gặp phải. Những mâu thuẫn tưởng chừng cứ áp dụng theo các quy định là có thể xử lý được, nhưng đó là cả một sự cố gắng lỗ lực của người làm điều tra: nội dung phiếu dài trong khi yêu cầu vẫn phải đảm bảo thu thập thông tin đầy đủ, chính xác; việc phỏng vấn phải chậm, hỏi đầy đủ các nội dung trong khi hộ không có nhiều thời gian cho cuộc phỏng vấn; phải gặp hộ lúc có người ở nhà, tuy nhiên có nhiều hộ thường đến khuya muộn mới về nhà; hết công việc cơ quan, công ty thì lại vào tầm thời gian dành cho sinh hoạt của các thành viên trong hộ; điều tra viên tuy có tinh thần trách nhiệm, vì công việc, nhưng hộ lại không hợp tác; đối tượng điều tra hợp tác tốt với điều tra viên rồi nhưng không phải lúc nào người trả lời cũng nhớ chính xác các dữ kiện; trong cùng một hộ, cùng một nội dung nhưng mỗi thành viên của hộ có cách nhìn nhận, đánh giá và trả lời khác nhau ... và có cả những nguy hiểm có thể xảy ra đối với điều tra viên.
Cuối cùng, cũng như mọi cuộc điều tra thống kê khác, công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng như là một phần còn thiếu trong dây chuyền sản xuất số liệu thống kê, nếu thiếu nó thì cuộc điều tra dường như vẫn còn dở dang, chưa là thành phẩm. Giống như khi viết xong một bài văn, nếu không tự kiểm tra lại thì không biết là mình sai; tự mình xem thấy hài lòng nhưng khi người khác xem thì thấy vẫn còn nhiều điều phải sửa. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng cũng vậy. Mỗi điều tra viên phải tự kiểm tra cho mình. Mỗi cơ quan, bộ phận tham gia vào cuộc điều tra phải có cách kiểm tra, kiểm soát chất lượng có hiệu quả. Kiểm tra để phát hiện ra lỗi và sửa lỗi, có kiểm tra mới biết là đúng hay sai. Có lỗi, bản thân nó không có gì là xấu, điều quan trọng là phải biết khắc phục và tránh lặp lại những sai sót mắc phải trong quá trình điều tra. Mỗi công việc có tính chuyên biệt hóa riêng. Người thực hiện điều tra thì chắc chắn không thể kiểm tra tốt bằng người chuyên kiểm tra, và ngược lại cũng thế.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng cuộc điều tra là một việc làm quan trọng. Không kiểm tra dẫn đến nhiều sai sót, kiểm tra rồi nhưng lại sửa đúng thành sai, đó là những việc làm thật là có hại. Việc kiểm tra do tính chất và những quy định riêng của nó nên cũng cần phải được chuyên biệt hóa và tập trung, có cán bộ chuyên điều tra thì cũng phải có cán bộ chuyên kiểm tra. Chuyên biệt hóa công tác kiểm tra để nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực hiện kiểm tra, cán bộ kiểm tra chất lượng phải tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng kiểm tra phát hiện lỗi, kiểm soát chất lượng cuộc điều tra. Vì việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng điều tra có tính định hướng chung, để đảm bảo chất lượng điều tra ở cả hai mặt: những quy định về nghiệp vụ điều tra và tính chất sát thực của thông tin thu thập được, nên cán bộ kiểm tra ngoài vững về nghiệp vụ điều tra còn phải là người có tầm bao quát, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, có kinh nghiệm thực tiễn. Sự đảm bảo một tính thống nhất về những nội dung nghiệp vụ điều tra ở một phạm vi nào đó, cũng là nhờ có việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng được tổ chức chuyên biệt hóa và tập trung.
Việc gì cũng có cái khó, dù với vai trò nào khi thực hiện nhiệm vụ cũng có những vất vả, nhưng với một tinh thần trách nhiệm cao, với một mục tiêu nâng cao dần chất lượng số liệu thống kê, thiết nghĩ đó là một việc hết sức nên làm.
Vậy, nên hiểu thế nào là phương pháp phỏng vấn trực tiếp? Liệu có phải điều tra viên gửi phiếu để đối tượng điều tra tự ghi phiếu, sau đó thu phiếu, hay có thể phỏng vấn qua điện thoại, qua người thân, hàng xóm, tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn? Không! Những cách làm này hoàn toàn không đúng với phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Thu thập thông tin theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp yêu cầu điều tra viên phải gặp trực tiếp đối tượng điều tra, hỏi và ghi ngay thông tin vào phiếu điều tra.
Một đặc điểm lớn thứ hai phải kể đến, đó là: Đơn vị điều tra thường là các hộ dân cư và đối tượng điều tra thường là các nhân khẩu, thành viên sống trong hộ dân cư (tức là con người, là người dân), cùng với đó là nội dung điều tra thường mang nhiều tính chất xã hội, liên quan tới các mặt đời sống xã hội, vừa rộng, vừa phức tạp. Đặc điểm này chi phối khá lớn đến cách thức tổ chức thu thập thông tin, và cũng là nguồn gốc của những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu thập được cũng như sự thành, bại của cuộc điều tra.
Việc phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra là các nhân khẩu, các thành viên sống trong các hộ dân cư chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, có những yếu tố xuất phát từ cả hai phía đối tượng điều tra điều tra viên, có những yếu tố do môi trường xung quang mang lại, có cả những yếu tố có thể kiểm soát được, nhưng cũng có những yếu tố không kiểm soát được.
Vì thế, trong tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ các cuộc điều tra thuộc lĩnh vực dân số - văn xã, trước khi hướng dẫn cụ thể từng phần nghiệp vụ điều tra, ghi phiếu, luôn lưu ý với điều tra viên rằng “phỏng vấn là một nghệ thuật”.
Chúng ta có thể thấy, khi đối tượng phỏng vấn là những người sống trong các hộ dân cư, với nội dung phỏng vấn mang nhiều tính xã hội như vậy, việc thu thập thông tin sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời gian, không gian, địa điểm, tâm lý đối tượng điều tra, tâm lý điều tra viên... Vì tính chất xã hội trong đối tượng điều tra và trong nội dung điều tra tạo nên những nội dung nhạy cảm trong quá trình thu thập thông tin, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc điều tra.
Nếu tiến hành một cuộc phỏng vấn vào lúc đối tượng điều tra đang bận việc (như bận kinh doanh, bán hàng; có công việc bận phải đi gấp); phỏng vấn qua cửa (điều tra viên không được vào nhà, không có chỗ ngồi), phỏng vấn ở ngoài đường (không ở nhà đối tượng điều tra); phỏng vấn một người say rượu hay đang có việc gia đình gây ảnh hưởng tâm lý (cáu gắt, giận dữ, lo lắng, buồn...); phỏng vấn một nội dung mang tính bí mật cá nhân, bí mật gia đình ở chỗ đông người... Những tình huống như vậy, chắc chắn ta sẽ nhận được những thông tin mơ hồ, không đầy đủ và thiếu chính xác.
Một cán bộ điều tra, khi tiếp xúc với hộ dân bằng thái độ tôn trọng, lịch sự, nghiêm túc; giao tiếp tự tin bằng năng lực nghiệp vụ và kinh nghiệm cuộc sống thì ắt hẳn sẽ dễ dàng hoàn thành tốt cuộc phỏng vấn. Ở đây, nghệ thuật phỏng vấn đã giúp cả điều tra viên và đối tượng điều tra thoát ra khỏi những câu chữ "điều tra", "phỏng vấn", "hỏi dò", "khai thác thông tin", mà thực sự đã biến thành cuộc trò chuyện, hỏi thăm tình hình gần gũi giữa một người là đại diện cho Nhà nước với Nhân dân.
Những xử trí các tình huống khó tại hộ, hơn ai hết, người làm tốt việc này chính là các điều tra viên. Một khi điều tra viên gặp thất bại tại hộ, đặc biệt mắc sai lầm ngay từ lúc đầu tiên khi tiếp xúc với hộ, thì cho dù có sử dụng đến uy tín của cấp trên, của cơ quan hay sự can thiệp của người đại diện cho chính quyền địa phương, việc đạt được hiệu quả là rất hạn chế. Và hầu hết các trường hợp như vậy nếu xảy ra, cho dù có cố gắng thêm thì cũng không thu lại được kết quả gì đáng kể.
Việc xử lý những mâu thuẫn trong công việc điều tra đòi hỏi các điều tra viên phải thực sự kiên nhẫn, bền bỉ, nâng cao tinh thần trác nhiệm, khắc phục khó khăn, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu nâng cao nghiệp vụ. Chỉ những ai đã từng làm cán bộ điều tra thì mới hiểu hết và thông cảm với những vất vả, khó khăn mà các điều tra viên đã gặp phải. Những mâu thuẫn tưởng chừng cứ áp dụng theo các quy định là có thể xử lý được, nhưng đó là cả một sự cố gắng lỗ lực của người làm điều tra: nội dung phiếu dài trong khi yêu cầu vẫn phải đảm bảo thu thập thông tin đầy đủ, chính xác; việc phỏng vấn phải chậm, hỏi đầy đủ các nội dung trong khi hộ không có nhiều thời gian cho cuộc phỏng vấn; phải gặp hộ lúc có người ở nhà, tuy nhiên có nhiều hộ thường đến khuya muộn mới về nhà; hết công việc cơ quan, công ty thì lại vào tầm thời gian dành cho sinh hoạt của các thành viên trong hộ; điều tra viên tuy có tinh thần trách nhiệm, vì công việc, nhưng hộ lại không hợp tác; đối tượng điều tra hợp tác tốt với điều tra viên rồi nhưng không phải lúc nào người trả lời cũng nhớ chính xác các dữ kiện; trong cùng một hộ, cùng một nội dung nhưng mỗi thành viên của hộ có cách nhìn nhận, đánh giá và trả lời khác nhau ... và có cả những nguy hiểm có thể xảy ra đối với điều tra viên.
Cuối cùng, cũng như mọi cuộc điều tra thống kê khác, công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng như là một phần còn thiếu trong dây chuyền sản xuất số liệu thống kê, nếu thiếu nó thì cuộc điều tra dường như vẫn còn dở dang, chưa là thành phẩm. Giống như khi viết xong một bài văn, nếu không tự kiểm tra lại thì không biết là mình sai; tự mình xem thấy hài lòng nhưng khi người khác xem thì thấy vẫn còn nhiều điều phải sửa. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng cũng vậy. Mỗi điều tra viên phải tự kiểm tra cho mình. Mỗi cơ quan, bộ phận tham gia vào cuộc điều tra phải có cách kiểm tra, kiểm soát chất lượng có hiệu quả. Kiểm tra để phát hiện ra lỗi và sửa lỗi, có kiểm tra mới biết là đúng hay sai. Có lỗi, bản thân nó không có gì là xấu, điều quan trọng là phải biết khắc phục và tránh lặp lại những sai sót mắc phải trong quá trình điều tra. Mỗi công việc có tính chuyên biệt hóa riêng. Người thực hiện điều tra thì chắc chắn không thể kiểm tra tốt bằng người chuyên kiểm tra, và ngược lại cũng thế.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng cuộc điều tra là một việc làm quan trọng. Không kiểm tra dẫn đến nhiều sai sót, kiểm tra rồi nhưng lại sửa đúng thành sai, đó là những việc làm thật là có hại. Việc kiểm tra do tính chất và những quy định riêng của nó nên cũng cần phải được chuyên biệt hóa và tập trung, có cán bộ chuyên điều tra thì cũng phải có cán bộ chuyên kiểm tra. Chuyên biệt hóa công tác kiểm tra để nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực hiện kiểm tra, cán bộ kiểm tra chất lượng phải tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng kiểm tra phát hiện lỗi, kiểm soát chất lượng cuộc điều tra. Vì việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng điều tra có tính định hướng chung, để đảm bảo chất lượng điều tra ở cả hai mặt: những quy định về nghiệp vụ điều tra và tính chất sát thực của thông tin thu thập được, nên cán bộ kiểm tra ngoài vững về nghiệp vụ điều tra còn phải là người có tầm bao quát, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, có kinh nghiệm thực tiễn. Sự đảm bảo một tính thống nhất về những nội dung nghiệp vụ điều tra ở một phạm vi nào đó, cũng là nhờ có việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng được tổ chức chuyên biệt hóa và tập trung.
Việc gì cũng có cái khó, dù với vai trò nào khi thực hiện nhiệm vụ cũng có những vất vả, nhưng với một tinh thần trách nhiệm cao, với một mục tiêu nâng cao dần chất lượng số liệu thống kê, thiết nghĩ đó là một việc hết sức nên làm.
Tác giả: Nguyễn Hữu Tuệ - Quyền trưởng phòng TK Dân số - Văn xã
Bài viết liên quan
-
Giải thích về sự khác biệt giữa số liệu của Tổng cục Thống kê
03/08/2015 -
Tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động của Việt Nam
09/03/2020 -
Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2002-2018
07/04/2020 -
Đến năm 2030, Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp hiện đại, văn minh, bền vững
11/03/2021 -
Phương pháp biên soạn chỉ số đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
21/06/2021
Bài viết mới nhất
- Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9, 9 tháng năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Infographic tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 9, 9 tháng đầu năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bão Yagi có thể khiến GDP năm 2024 của Việt Nam giảm 0,15%
- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025