Hải Phòng: Hiệu quả trong thu hút đầu tư
Thứ bảy - 01/10/2022 08:30
Theo số liệu của Cục Thống kê TP. Hải Phòng, nhờ đẩy mạnh thu hút đầu tư hiệu quả nên tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Hải Phòng phát triển khá nhanh, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hải Phòng tăng trưởng 11,22%, trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao thứ hai toàn quốc. Năm 2021, Hải Phòng vươn lên dẫn đầu với mức tăng trưởng 12,38%, cao gấp hơn 4 lần so với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 của Việt Nam.
Trải thảm đỏ thu hút đầu tư
Những năm gần đây, Hải Phòng đã sáng tạo phương thức “trải thảm đỏ”, “làm tổ đón đại bàng” để có thể mời gọi được các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng, thế mạnh vào thành phố.
“Trải thảm đỏ” là tạo môi trường đầu tư minh bạch, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, gây khó cho nhà đầu tư. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và sự vào cuộc của toàn xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh của Hải Phòng đã có sự cải thiện rõ rệt. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 của thành phố đã vươn lên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố, đạt 69,27 điểm, tăng 0,54 điểm và tăng hạng 3 bậc so với năm 2019. Năm 2021, chỉ số PCI của Hải Phòng đạt 70,61 điểm, tăng 5 bậc so với năm 2020, vươn lên vị trí thứ hai của cả nước.
Những năm gần đây, Hải Phòng đã sáng tạo phương thức “trải thảm đỏ”, “làm tổ đón đại bàng” để có thể mời gọi được các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng, thế mạnh vào thành phố.
“Trải thảm đỏ” là tạo môi trường đầu tư minh bạch, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, gây khó cho nhà đầu tư. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và sự vào cuộc của toàn xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh của Hải Phòng đã có sự cải thiện rõ rệt. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 của thành phố đã vươn lên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố, đạt 69,27 điểm, tăng 0,54 điểm và tăng hạng 3 bậc so với năm 2019. Năm 2021, chỉ số PCI của Hải Phòng đạt 70,61 điểm, tăng 5 bậc so với năm 2020, vươn lên vị trí thứ hai của cả nước.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Sự bứt phá ngoạn mục của Hải Phòng trong chỉ số PCI là thành quả đến từ rất nhiều nỗ lực của thành phố trong công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tập trung nguồn lực thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm; duy trì tổ chức đối thoại định kỳ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp mỗi tháng một lần, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Các đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn Hải Phòng như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và Ban Quản lý Khu kinh tế đã ký cam kết công khai trước doanh nghiệp những nội dung hỗ trợ và cải cách cụ thể như: Cam kết chủ động liên lạc với doanh nghiệp để hướng dẫn chi tiết hồ sơ nếu chưa phù hợp, cam kết không để doanh nghiệp phải đi lại bổ sung hồ sơ quá một lần, cam kết giảm thời gian giải quyết nhiều thủ tục xuống còn một nửa so với quy định của Trung ương. Việc ký cam kết công khai, sau đó đề nghị doanh nghiệp và báo chí theo dõi, giám sát việc thực hiện các cam kết là một bước đi thay đổi rất tích cực của Hải Phòng.
Nhờ “trải được thảm đỏ”, “làm được nhiều tổ lớn”, Hải Phòng đã đón nhiều nhà đầu tư lớn trong nước và nước ngoài, điển hình như: Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Tập đoàn LG với tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD; Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast của Tập đoàn Vingroup với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD; hai bến khởi động cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và các đối tác đầu tư; hệ thống cáp treo vượt biển Cát Hải-Cát Bà do Tập đoàn SunGroup đầu tư...
Năm 2021, Hải Phòng là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo số liệu của Cục Thống kê TP. Hải Phòng, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn toàn thành phố đạt 3,1 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến 15/5/2022, toàn thành phố có 29 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 493,34 triệu USD và 17 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng là 319,52 triệu USD. Các dự án mới và tăng vốn chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Năm 2022, Hải Phòng đặt mục tiêu (GRDP) tăng 13% trở lên so với năm 2021, thu hút 2,5 - 3 tỷ USD vốn FDI vào các KCN, khu kinh tế trên địa bàn thành phố, tiếp tục trở thành “bến đỗ” của nhiều tập đoàn lớn trong nước và trên thế giới.
Cơ hội bứt phá mới
Từ ngày 01/01/2022, Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng bắt đầu có hiệu lực. Các cơ chế đặc thù trong Nghị quyết này đã mang đến cho Hải Phòng cơ hội phát triển mới. Đặc biệt là các cơ chế, chính sách về bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, nâng hạn mức dư nợ vay, phí và lệ phí sẽ khuyến khích thành phố phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước đóng góp cho ngân sách chung của Trung ương. Bên cạnh đó, chính sách về quản lý đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho Hải Phòng chủ động, linh hoạt và phản ứng nhanh với những yêu cầu cấp bách về khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai; Chính sách về quản lý quy hoạch góp phần tăng cường phân cấp, tạo sự chủ động cho địa phương, rút ngắn thời gian thực hiện điều chỉnh quy hoạch; Chính sách về thu nhập cho cán bộ, viên chức là cơ chế tốt thu hút, giữ chân nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao-lực lượng bảo đảm sự phát triển của thành phố trong tương lai...
Trong thời gian tới, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành địa phương đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thành ủy Hải Phòng đã xác định các giải pháp đột phá: Xây dựng, phát triển, hiện đại hóa đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng của thành phố cảng biển; Tập trung cao cho công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; Đẩy nhanh tốc độ phát triển, mở rộng không gian đô thị; Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, triển khai quyết liệt các thủ tục đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng; Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước với trọng tâm là phát triển hạ tầng du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố gắn với biển đảo, các di tích lịch sử, văn hóa.
Với những cơ chế đặc thù mới đã được Quốc hội thông qua và những quyết tâm, giải pháp tổng thể, đồng bộ, Hải Phòng đang vươn lên tầm cao mới, phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa, trở thành động lực tăng trưởng của khu vực và cả nước.
Nguồn tin: https://consosukien.vn/hai-phong-hieu-qua-trong-thu-hut-dau-tu.htm
Tác giả: Thu Hường
Bài viết liên quan
-
Việt Nam trước khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới
11/10/2022 -
Tờ gấp - Số liệu Thống kê chủ yếu quý I năm 2023
29/03/2023 -
Hải Phòng: Đảm bảo nguồn lực chi đầu tư phát triển
26/09/2023 -
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 9, 9 tháng năm 2023 thành phố Hải Phòng
29/09/2023 -
Thành phố Hải Phòng – Điểm sáng trong thu hút đầu tư năm 2023
04/01/2024 -
Khởi sắc ngành công nghiệp chế biến chế tạo Hải Phòng giai đoạn 2016-2020
27/01/2022 -
Infographic tình hình kinh tế - xã hội tháng 12, 12 tháng TP Hải Phòng
29/12/2021 -
Dịch Covid-19 tác động nặng nề đến tình hình lao động, việc làm cả nước quý III năm 2021
12/10/2021 -
Tổng quan kinh tế thế giới 9 tháng và quý III năm 2021
10/10/2021 -
Infographic - Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 9 tháng năm 2021 TP Hải Phòng
29/09/2021
Bài viết mới nhất
- Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 8, 8 tháng năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Infographic tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 8, 8 tháng đầu năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Chuyển đổi số - Động lực quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới
- Quyết định 03/2024/QĐ-TTg sửa đổi một số quy định về công nhận nông thôn mới
- DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG, NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NHANH NHẤT CHÂU Á