Thành phố Hải Phòng – Điểm sáng trong thu hút đầu tư năm 2023
Thứ năm - 04/01/2024 10:50
Năm 2023 với sự nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và sự tích cực, chủ động trong các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức đa dạng, Hải Phòng đã trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và là địa phương thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.
Các hoạt động xúc tiến đầu tư được diễn ra sôi động, nhiều hoạt động xúc tiến được đổi mới, thay đổi phương thức triển khai phù hợp, hiệu quả hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước… góp phần nâng tầm vị thế và mang lại những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.
Đa dạng các kênh thu hút vốn đầu tư cùng những con số ấn tượng
Theo đánh giá, năm 2023 thành phố Hải Phòng đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa quan trọng. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố năm 2023 ước tăng 10,34% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch tăng 12,7%-13%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó, với sự đầu tư đồng bộ các tuyến đường, cầu cảng, bến bãi, kết nối vùng được hoàn thiện đã tạo ra không gian, môi trường thân thiện, đảm bảo sự phát triển của kinh tế-xã hội của Thành phố. Các hoạt động đầu tư đô thị, dự án nhà ở được đẩy mạnh, nhất là các dự án nhà ở xã hội, từ đó thúc đẩy các hoạt động khác. Ngoài ra, việc đẩy mạnh cung cấp, khai thác cảng biển, nâng cấp đô thị đã thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy, Hải Phòng đã trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp được lấp đầy với tỷ lệ trên 90%.
Có được sự thành công trong thu hút đầu tư của Hải Phòng một phần là nhờ môi trường đầu tư minh bạch cùng những thế mạnh vượt trội sẵn có về thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố, phần còn lại là do sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự chủ động trong công tác xúc tiến đầu tư của lãnh đạo thành phố và các sở, ngành. Trong đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa xúc tiến tại chỗ và xúc tiến tại nước ngoài chính là phương thức hiệu quả mang đến thành công về thu hút đầu tư của Hải Phòng, là kênh cung cấp thông tin vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư; đồng thời giúp thành phố chủ động tìm kiếm, kết nối và lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp với định hướng và trọng tâm phát triển của thành phố. Việc thu hút thêm các nhà đầu tư lớn, tầm cỡ vào Hải Phòng đã khẳng định tính hiệu quả các biện pháp xúc tiến đầu tư của Thành phố đã triển khai trong thời gian vừa qua.
Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn Thành phố năm 2023 ước tăng 11,24% so với cùng kỳ và tăng 0,34% so với kế hoạch năm, đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Khu vực vốn nhà nước có mức tăng cao nhất, tăng 31,36%, chiếm cơ cấu 14,90%; khu vực ngoài nhà nước tăng 8,46%, đây là khu vực có đóng góp nhiều nhất trong mức tăng trưởng chung với cơ cấu chiếm 50,97%; khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,15% so với cùng kỳ, chiếm cơ cấu 34,13%.
Vốn đầu tư khu vực Nhà nước thực hiện năm 2023 ước đạt 28.399,8 tỷ đồng, tăng 31,36% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 20.097,2 tỷ đồng, tăng 23,36% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây (năm 2022 tăng 3,96%, năm 2021 tăng 9,08%).
Trong năm 2023, nhiều công trình trọng điểm được đẩy mạnh tiến độ thực hiện, như: Dự án Cầu bến Rừng; dự án Xây dựng công trình Trung tâm chính trị – Hành chính thành phố; dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm hội nghị – biểu diễn thành phố và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại Khu đô thị Bắc Sông Cấm; dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm; dự án đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân và cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352; dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Máng nước từ chân cầu Bính nối với đường 359 tại thị trấn Núi Đèo huyện Thủy Nguyên; dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 10 đoạn từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển…
Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước của thành phố Hải Phòng chiếm tỷ trọng trên 50% tổng vốn, tính chung cả năm 2023 ước đạt 97.173,9 tỷ đồng, tăng 8,46% so với cùng kỳ. Khu vực này được đóng góp chủ yếu từ các dự án lớn được chuyển tiếp từ năm trước như: Dự án tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô Vinfast của Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh Vinfast; dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng của Công ty Cổ phần đầu tư và du lịch Vạn Hương; dự án xây dựng Bến cảng số 5, 6 khu bến cảng Lạch Huyện của Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng; dự án Hoàng Huy Green River, dự án Hoàng Huy New City Thuỷ Nguyên của Công ty Cổ phần đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy…
Ngoài ra, các dự án lớn đang được đẩy mạnh công tác thi công như: Dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên của tập đoàn Vingroup; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuân Cầu – Lạch Huyện; dự án Nhà ở xã hội tại tổng kho 3 Lạc Viên do Công ty Cổ phần Thái – Holding là chủ đầu tư; dự án khu nhà ở xã hội 384 Lê Thánh Tông MoonBay Residence, chủ đầu tư Công ty cổ phần hóa chất vật liệu điện Bình Phát; dự án Nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị – Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ của Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng.
Khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2023 ước đạt 65.068 tỷ đồng, tăng 8,15% so với cùng kỳ. Nguồn vốn thực hiện được tập trung chủ yếu ở 3 nhà máy của tập đoàn LG tại Hải Phòng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng đẩy mạnh đầu tư như: Công ty TNHH Regina Miracle Internation Việt Nam; Công ty TNHH Pegatron Việt Nam; Công ty TNHH vật liệu nam châm Shin-Etsu; Công ty TNHH Tesa Site Hải Phòng.
Tính đến ngày 20/12/2023, Hải Phòng có 933 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 28,9 tỷ USD. Tổng thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 3.402,7 triệu USD, trong đó: Vốn đăng ký cấp mới có 110 dự án đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đầu tư đạt 1.435 triệu USD (Trong đó: cấp mới trong khu công nghiệp, khu kinh tế 69 dự án, đạt 1.357,4 triệu USD, chiếm 94,59%; cấp mới ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế 41 dự án đạt 77,6 triệu USD, chiếm 5,41%). Vốn đăng ký điều chỉnh có 51 dự án, với số vốn tăng là 1.946,3 triệu USD (Trong đó: trong khu công nghiệp, khu kinh tế có 40 dự án, vốn đầu tư tăng là 1.878,2 triệu USD; ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế có 11 dự án, vốn đầu tư tăng là 68,1 triệu USD). Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 31 lượt dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 21,4 triệu USD (Trong đó: trong khu công nghiệp, khu kinh tế 03 lượt nhà đầu tư, vốn đầu tư đăng ký 9,2 triệu USD; ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế 28 lượt nhà đầu tư, vốn đầu tư đăng ký 12,2 triệu USD).
Hiện có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Hải Phòng (tính từ đầu năm đến 20/12/2023), trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đăng ký đạt 540,6 triệu USD, chiếm 36,67% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đạt 454,8 triệu USD, chiếm 31,69% tổng vốn đầu tư và Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký đạt 204,2 triệu USD, chiếm 14,23% tổng vốn đầu tư.
Trong các dự án cấp mới từ đầu năm đến 20/12/2023, Dự án nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao Ecovance của chủ đầu tư Ecovance Co.Ltd (Hàn Quốc) có tổng vốn đăng ký lớn nhất, đạt 500 triệu USD; Dự án nhà ở Nam Long – Thủy Nguyên của chủ đầu tư Công ty TNHH VSIP Hải Phòng (Singapore) với tổng số vốn đăng ký là 93,4 triệu USD; Dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp pin Vanani và pin dòng oxy hóa khử để lưu trữ năng lượng của chủ đầu tư VRB Energy International Pte. Limited (Singapore) với tổng vốn đăng ký 83,7 triệu USD; Dự án khai thác tàu container của chủ đầu tư Zim Intergrated Shipping Services LTD (Isarel) với tổng vốn đăng ký 60 triệu USD.
Trong các dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ đầu năm đến 20/12/2023, dự án điều chỉnh tăng vốn lớn nhất là Dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng của Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng, vốn đầu tư điều chỉnh tăng 1 tỷ USD; tiếp theo là dự án sản xuất máy và thiết bị của Công ty TNHH Công nghệ máy văn phòng Kyocera Việt Nam điều chỉnh tăng 237,5 triệu USD và dự án nhà máy sản xuất linh kiện nhựa, linh kiện điện tử của Công ty TNHH Hanmiflexible Vina điều chỉnh tăng 80 triệu USD.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ giải pháp nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước thời gian tới
Năm 2024, nhằm tiếp tục thúc đẩy thu hút nguồn lực phát triển thành phố Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, Hải Phòng đặt mục tiêu thu hút 2,0-2,5 tỷ USD vốn FDI, đồng thời tận dụng các thế mạnh, tiềm năng sẵn có đẩy mạnh và thu hút đầu tư trong nước. Triển khai có hiệu quả các công trình, dự án đầu tư trong nước, đảm bảo đúng tiến độ và mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.
Để đạt được mục tiêu trên, Thành phố đã đề ra một số giải pháp, nhiệm vụ để thực hiện, bao gồm:
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, phát huy tối đa công suất thiết kế hiệu quả kinh tế-xã hội; Chủ động đề xuất phối hợp các cơ quan liên quan cải tạo nâng cấp các tuyến đường đi qua địa bàn thành phố; nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng mới song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, kết nối thẳng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với khu bến cảng Đình Vũ – Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện. Tập trung tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến đường bộ ven biển giai đoạn qua địa phận Hải Phòng; đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà ga Càng hàng không quốc tế Cát Bi.
Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hải Phòng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030; đẩy nhanh xây dựng các dự án nhà ở công nhân. Nghiên cứu đề xuất thành lập khu thương mại tự do trong khu kinh tế biển ven biển phía Nam Hải Phòng. Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm logistic mới. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic, bố trí quỹ đất phù hợp thu hút đầu tư hệ thống trung tâm logistic đạt tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ, đầu tư trực tuyến, thu hút các dự án lớn công nghệ cao có vai trò dẫn dắt, có đóng góp lớn cho Thành phố. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gắn với thực hiện quyết định của Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư định danh và xác thực điện tử.
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư giai đoạn tới, Thành phố yêu cầu các cấp, ngành trong toàn Tỉnh phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên đối thoại, lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và người dân để có phản ứng chính sách kịp thời; giải quyết ngay và dứt điểm những vướng mắc, bất cập của môi trường đầu tư, kinh doanh. Thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội, cùng cố niềm tin trong Nhân dân. Đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Tăng cường kỷ cương thu chi ngân sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, điều hành hiệu quả dự toán ngân sách nhà nước để năm 2024, bảo đảm Thành phố hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán Hội đồng nhân dân Thành phố giao, tạo nguồn lực phát triển Thành phố.
Với sự quyết tâm tập trung triển khai các chính sách đột phá, tạo cơ chế thuận lợi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao; Nâng cao năng lực hỗ trợ và nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ, năng lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ… Tin tưởng rằng, Thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục giữ vững vị trí là điểm sáng trong thu hút đầu tư, góp phần quan trọng vào thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố trong giai đoạn tiếp theo./.
Đa dạng các kênh thu hút vốn đầu tư cùng những con số ấn tượng
Theo đánh giá, năm 2023 thành phố Hải Phòng đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa quan trọng. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố năm 2023 ước tăng 10,34% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch tăng 12,7%-13%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó, với sự đầu tư đồng bộ các tuyến đường, cầu cảng, bến bãi, kết nối vùng được hoàn thiện đã tạo ra không gian, môi trường thân thiện, đảm bảo sự phát triển của kinh tế-xã hội của Thành phố. Các hoạt động đầu tư đô thị, dự án nhà ở được đẩy mạnh, nhất là các dự án nhà ở xã hội, từ đó thúc đẩy các hoạt động khác. Ngoài ra, việc đẩy mạnh cung cấp, khai thác cảng biển, nâng cấp đô thị đã thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy, Hải Phòng đã trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp được lấp đầy với tỷ lệ trên 90%.
Có được sự thành công trong thu hút đầu tư của Hải Phòng một phần là nhờ môi trường đầu tư minh bạch cùng những thế mạnh vượt trội sẵn có về thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố, phần còn lại là do sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự chủ động trong công tác xúc tiến đầu tư của lãnh đạo thành phố và các sở, ngành. Trong đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa xúc tiến tại chỗ và xúc tiến tại nước ngoài chính là phương thức hiệu quả mang đến thành công về thu hút đầu tư của Hải Phòng, là kênh cung cấp thông tin vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư; đồng thời giúp thành phố chủ động tìm kiếm, kết nối và lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp với định hướng và trọng tâm phát triển của thành phố. Việc thu hút thêm các nhà đầu tư lớn, tầm cỡ vào Hải Phòng đã khẳng định tính hiệu quả các biện pháp xúc tiến đầu tư của Thành phố đã triển khai trong thời gian vừa qua.
Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn Thành phố năm 2023 ước tăng 11,24% so với cùng kỳ và tăng 0,34% so với kế hoạch năm, đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Khu vực vốn nhà nước có mức tăng cao nhất, tăng 31,36%, chiếm cơ cấu 14,90%; khu vực ngoài nhà nước tăng 8,46%, đây là khu vực có đóng góp nhiều nhất trong mức tăng trưởng chung với cơ cấu chiếm 50,97%; khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,15% so với cùng kỳ, chiếm cơ cấu 34,13%.
Vốn đầu tư khu vực Nhà nước thực hiện năm 2023 ước đạt 28.399,8 tỷ đồng, tăng 31,36% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 20.097,2 tỷ đồng, tăng 23,36% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây (năm 2022 tăng 3,96%, năm 2021 tăng 9,08%).
Trong năm 2023, nhiều công trình trọng điểm được đẩy mạnh tiến độ thực hiện, như: Dự án Cầu bến Rừng; dự án Xây dựng công trình Trung tâm chính trị – Hành chính thành phố; dự án đầu tư xây dựng công trình trung tâm hội nghị – biểu diễn thành phố và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại Khu đô thị Bắc Sông Cấm; dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm; dự án đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân và cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352; dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Máng nước từ chân cầu Bính nối với đường 359 tại thị trấn Núi Đèo huyện Thủy Nguyên; dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 10 đoạn từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển…
Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước của thành phố Hải Phòng chiếm tỷ trọng trên 50% tổng vốn, tính chung cả năm 2023 ước đạt 97.173,9 tỷ đồng, tăng 8,46% so với cùng kỳ. Khu vực này được đóng góp chủ yếu từ các dự án lớn được chuyển tiếp từ năm trước như: Dự án tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô Vinfast của Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh Vinfast; dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng của Công ty Cổ phần đầu tư và du lịch Vạn Hương; dự án xây dựng Bến cảng số 5, 6 khu bến cảng Lạch Huyện của Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng; dự án Hoàng Huy Green River, dự án Hoàng Huy New City Thuỷ Nguyên của Công ty Cổ phần đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy…
Ngoài ra, các dự án lớn đang được đẩy mạnh công tác thi công như: Dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên của tập đoàn Vingroup; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuân Cầu – Lạch Huyện; dự án Nhà ở xã hội tại tổng kho 3 Lạc Viên do Công ty Cổ phần Thái – Holding là chủ đầu tư; dự án khu nhà ở xã hội 384 Lê Thánh Tông MoonBay Residence, chủ đầu tư Công ty cổ phần hóa chất vật liệu điện Bình Phát; dự án Nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị – Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ của Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng.
Thu hút đầu tư nước ngoài là điểm sáng trong thu hút đầu tư của Hải Phòng năm 2023
Khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2023 ước đạt 65.068 tỷ đồng, tăng 8,15% so với cùng kỳ. Nguồn vốn thực hiện được tập trung chủ yếu ở 3 nhà máy của tập đoàn LG tại Hải Phòng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng đẩy mạnh đầu tư như: Công ty TNHH Regina Miracle Internation Việt Nam; Công ty TNHH Pegatron Việt Nam; Công ty TNHH vật liệu nam châm Shin-Etsu; Công ty TNHH Tesa Site Hải Phòng.
Tính đến ngày 20/12/2023, Hải Phòng có 933 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 28,9 tỷ USD. Tổng thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 3.402,7 triệu USD, trong đó: Vốn đăng ký cấp mới có 110 dự án đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đầu tư đạt 1.435 triệu USD (Trong đó: cấp mới trong khu công nghiệp, khu kinh tế 69 dự án, đạt 1.357,4 triệu USD, chiếm 94,59%; cấp mới ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế 41 dự án đạt 77,6 triệu USD, chiếm 5,41%). Vốn đăng ký điều chỉnh có 51 dự án, với số vốn tăng là 1.946,3 triệu USD (Trong đó: trong khu công nghiệp, khu kinh tế có 40 dự án, vốn đầu tư tăng là 1.878,2 triệu USD; ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế có 11 dự án, vốn đầu tư tăng là 68,1 triệu USD). Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 31 lượt dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 21,4 triệu USD (Trong đó: trong khu công nghiệp, khu kinh tế 03 lượt nhà đầu tư, vốn đầu tư đăng ký 9,2 triệu USD; ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế 28 lượt nhà đầu tư, vốn đầu tư đăng ký 12,2 triệu USD).
Hiện có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Hải Phòng (tính từ đầu năm đến 20/12/2023), trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đăng ký đạt 540,6 triệu USD, chiếm 36,67% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đạt 454,8 triệu USD, chiếm 31,69% tổng vốn đầu tư và Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký đạt 204,2 triệu USD, chiếm 14,23% tổng vốn đầu tư.
Trong các dự án cấp mới từ đầu năm đến 20/12/2023, Dự án nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao Ecovance của chủ đầu tư Ecovance Co.Ltd (Hàn Quốc) có tổng vốn đăng ký lớn nhất, đạt 500 triệu USD; Dự án nhà ở Nam Long – Thủy Nguyên của chủ đầu tư Công ty TNHH VSIP Hải Phòng (Singapore) với tổng số vốn đăng ký là 93,4 triệu USD; Dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp pin Vanani và pin dòng oxy hóa khử để lưu trữ năng lượng của chủ đầu tư VRB Energy International Pte. Limited (Singapore) với tổng vốn đăng ký 83,7 triệu USD; Dự án khai thác tàu container của chủ đầu tư Zim Intergrated Shipping Services LTD (Isarel) với tổng vốn đăng ký 60 triệu USD.
Trong các dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ đầu năm đến 20/12/2023, dự án điều chỉnh tăng vốn lớn nhất là Dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng của Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng, vốn đầu tư điều chỉnh tăng 1 tỷ USD; tiếp theo là dự án sản xuất máy và thiết bị của Công ty TNHH Công nghệ máy văn phòng Kyocera Việt Nam điều chỉnh tăng 237,5 triệu USD và dự án nhà máy sản xuất linh kiện nhựa, linh kiện điện tử của Công ty TNHH Hanmiflexible Vina điều chỉnh tăng 80 triệu USD.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ giải pháp nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước thời gian tới
Năm 2024, nhằm tiếp tục thúc đẩy thu hút nguồn lực phát triển thành phố Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, Hải Phòng đặt mục tiêu thu hút 2,0-2,5 tỷ USD vốn FDI, đồng thời tận dụng các thế mạnh, tiềm năng sẵn có đẩy mạnh và thu hút đầu tư trong nước. Triển khai có hiệu quả các công trình, dự án đầu tư trong nước, đảm bảo đúng tiến độ và mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.
Để đạt được mục tiêu trên, Thành phố đã đề ra một số giải pháp, nhiệm vụ để thực hiện, bao gồm:
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, phát huy tối đa công suất thiết kế hiệu quả kinh tế-xã hội; Chủ động đề xuất phối hợp các cơ quan liên quan cải tạo nâng cấp các tuyến đường đi qua địa bàn thành phố; nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng mới song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, kết nối thẳng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với khu bến cảng Đình Vũ – Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện. Tập trung tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến đường bộ ven biển giai đoạn qua địa phận Hải Phòng; đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà ga Càng hàng không quốc tế Cát Bi.
Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hải Phòng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030; đẩy nhanh xây dựng các dự án nhà ở công nhân. Nghiên cứu đề xuất thành lập khu thương mại tự do trong khu kinh tế biển ven biển phía Nam Hải Phòng. Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm logistic mới. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic, bố trí quỹ đất phù hợp thu hút đầu tư hệ thống trung tâm logistic đạt tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ, đầu tư trực tuyến, thu hút các dự án lớn công nghệ cao có vai trò dẫn dắt, có đóng góp lớn cho Thành phố. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gắn với thực hiện quyết định của Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư định danh và xác thực điện tử.
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư giai đoạn tới, Thành phố yêu cầu các cấp, ngành trong toàn Tỉnh phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên đối thoại, lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và người dân để có phản ứng chính sách kịp thời; giải quyết ngay và dứt điểm những vướng mắc, bất cập của môi trường đầu tư, kinh doanh. Thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội, cùng cố niềm tin trong Nhân dân. Đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Tăng cường kỷ cương thu chi ngân sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, điều hành hiệu quả dự toán ngân sách nhà nước để năm 2024, bảo đảm Thành phố hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán Hội đồng nhân dân Thành phố giao, tạo nguồn lực phát triển Thành phố.
Với sự quyết tâm tập trung triển khai các chính sách đột phá, tạo cơ chế thuận lợi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao; Nâng cao năng lực hỗ trợ và nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ, năng lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ… Tin tưởng rằng, Thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục giữ vững vị trí là điểm sáng trong thu hút đầu tư, góp phần quan trọng vào thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố trong giai đoạn tiếp theo./.
Lê Gia Phong
Cục trưởng Cục Thống kê TP. Hải Phòng
Tạp chí Con số & Sự kiện/Tổng cục Thống kê
Cục trưởng Cục Thống kê TP. Hải Phòng
Tạp chí Con số & Sự kiện/Tổng cục Thống kê
Bài viết liên quan
-
Infographic Kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 3, 3 tháng năm 2024
29/03/2024 -
Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới quý I và cả năm 2024
17/05/2024 -
INFOGRAPHICS: Những nét chính của bức tranh kinh tế 5 tháng
04/06/2024 -
INFOGRAPHICS: Động lực chính của tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2024
08/07/2024 -
Những chấm phá đậm nét trong bức tranh kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024
18/07/2024 -
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 9, 9 tháng năm 2023 thành phố Hải Phòng
29/09/2023 -
Hải Phòng: Đảm bảo nguồn lực chi đầu tư phát triển
26/09/2023 -
Tờ gấp - Số liệu Thống kê chủ yếu quý I năm 2023
29/03/2023 -
Việt Nam trước khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới
11/10/2022 -
Hải Phòng - Tạo bước đột phá về thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội
01/10/2022
Bài viết mới nhất
- Tình hình kinh tế - xã hội tháng 11, 11 tháng năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Thủy Nguyên phát huy tiềm lực sẵn sàng trở thành đô thị loại III
- Infographic tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 11, 11 tháng năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Cục Thống kê triển khai hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
- Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10, 10 tháng năm 2024 thành phố Hải Phòng