Điều tra doanh nghiệp năm 2020: Góp phần phục vụ công tác quản lý...
- Mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra doanh nghiệp lần này là gì, thưa đồng chí?
- Theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tổ chức điều tra doanh nghiệp năm 2020, bao gồm các doanh nghiệp và các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là doanh nghiệp) thuộc các loại hình kinh tế trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp của quốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Kết quả cuộc điều tra này sẽ là tư liệu để tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; các chỉ tiêu trong báo cáo chính thức hằng năm của ngành Thống kê; tổng hợp và biên soạn ấn phẩm "Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021" và “Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam năm 2021”. Kết quả này cũng được sử dụng để đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0…
-Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng, phương pháp thống kê được tiến hành như thế nào?
- Điều tra doanh nghiệp hằng năm là một trong những cuộc điều tra khó cả về tính chất phức tạp của thông tin thu thập, cả về tiếp cận đối tượng điều tra. Có hàng chục loại phiếu khác nhau áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Các câu hỏi trong phiếu điều tra doanh nghiệp liên quan đến các nội dung về lao động, tài sản, vốn, doanh thu …, liên quan đến nhiều phòng ban chức năng của doanh nghiệp, đến thông tin bảo mật, có tính nhạy cảm cao. Do vậy, điều tra viên tiếp cận doanh nghiệp để thu thập được thông tin luôn gặp nhiều khó khăn. Những năm trước đây, điều tra doanh nghiệp được thực hiện theo hình thức điều tra gián tiếp hoặc trực tiếp bằng bảng hỏi giấy; điều tra viên liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp để thu thập thông tin tại chỗ hoặc gửi bảng hỏi bằng giấy đến để doanh nghiệp trả lời. Từ năm 2020, phương án điều tra doanh nghiệp có sự thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Đó là ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích dữ liệu điều tra doanh nghiệp. Theo đó, khâu điều tra thu thập thông tin được thực hiện bằng phương pháp điều tra trực tuyến, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin bằng bảng hỏi điều tra trực tuyến (web-form). Điều này tạo ra một số thuận lợi là doanh nghiệp có thể chủ động cung cấp thông tin bằng hình thức trực tuyến, tiết kiệm nguồn lực, thông tin được cập nhật sẽ nhanh hơn, từ đó ngành Thống kê có thể xử lý, tổng hợp và công bố sớm kết quả điều tra… Cách làm này cũng hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến rất phức tạp.
Theo phương án điều tra doanh nghiệp năm 2020, có 18 loại phiếu điều tra dành cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Cục Thống kê Hải Phòng hoàn thiện các phương án nhằm triển khai phù hợp với các đối tượng doanh nghiệp theo luật định, bảo đảm tính bảo mật, kết nối thông tin thông suốt, bảo đảm các doanh nghiệp được hướng dẫn sẽ kê khai đầy đủ, chính xác thông tin. Theo đó, điều tra viên sẽ tiếp cận doanh nghiệp để hướng dẫn, hỗ trợ về nghiệp vụ, cấp tên truy cập, mật khẩu để đăng nhập vào trang điều tra trực tuyến và tự cung cấp thông tin trực tuyến theo bảng hỏi điện tử (web-form) phù hợp với ngành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp truy cập vào trang Thống kê doanh nghiệp trực tuyến (https://thongkedoanhnghiep.gso.gov.vn) để tải mẫu phiếu điều tra (Excel-Form) điền thông tin phù hợp với ngành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và gửi lại cho ngành Thống kê trên trang điều tra trực tuyến.
- Các nội dung cụ thể cần điều tra là gì, thưa đồng chí?
- Nội dung điều tra bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại, fax, email; loại hình doanh nghiệp; ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh; lao động; thu nhập của người lao động; kết quả sản xuất kinh doanh; hàng tồn kho; vốn đầu tư; năng lực mới tăng cùng các thông tin về các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp (tên cơ sở, ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; sản lượng, sản phẩm; lao động, doanh thu). Cuộc điều tra cũng thu thập thông tin ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp, bao gồm: những loại công nghệ được ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh; mức độ tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp; doanh nghiệp đánh giá mức độ tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 và kỹ năng của người lao động trong thời đại số...
- Cục Thống kê Hải Phòng chuẩn bị như thế nào cho cuộc điều tra quan trọng này?
- Cục Thống kê báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố; thành lập tổ thường trực chỉ đạo điều tra doanh nghiệp năm 2020; phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế; các ngành; các quận, huyện trong quá trình triển khai điều tra. Đặc biệt, tập trung vào công tác rà soát doanh nghiệp trước khi chính thức tiến hành điều tra và tập trung tuyên truyền phổ biến chủ trương đến các doanh nghiệp. Đối với cấp quận, huyện, Chi cục trưởng Chi cục Thống kê trực tiếp chỉ đạo cuộc điều tra như xây dựng kế hoạch, tuyển chọn, phân công nhiệm vụ cho điều tra viên theo danh sách doanh nghiệp được giao, chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện cuộc điều tra trên địa bàn và báo cáo đầy đủ với Tổ Thường trực chỉ đạo của thành phố. Cục Thống kê cũng tăng cường tuyên truyền về cuộc điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng; trên các trang thông tin điện tử, gửi email tới doanh nghiệp, qua các hội nghị, hội thảo... nhằm tạo sự ủng hộ, sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần vào thành công chung cuộc điều tra của cả nước.
- Có khó khăn, vướng mắc gì khi thực hiện điều tra không, thưa đồng chí?
- Theo phương án điều tra năm 2020, các doanh nghiệp sẽ phải tự điền thông tin khai trên bảng hỏi trực tuyến. Để thu thập đầy đủ về số lượng và chất lượng thông tin từ doanh nghiệp theo nội dung của bảng hỏi trực tuyến là thách thức không nhỏ đối với các điều tra viên của ngành Thống kê. Vì vậy, thành công của điều tra doanh nghiệp lần này phụ thuộc khá nhiều vào sự hợp tác, đồng hành thực hiện cung cấp thông tin của doanh nghiệp theo luật định. Chúng tôi mong muốn nhận được sự hợp tác chặt chẽ của các ngành, các quận, huyện và nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, để thu thập được các thông tin kịp thời, chính xác nhất, góp phần đắc lực phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp của quốc gia, của thành phố, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.
- Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Từ ngày 1-4-2020, Cục Thống kê thành phố Hải Phòng triển khai thu thập thông tin trực tuyến của doanh nghiệp
Chi tiết đăng tải trên trang web Cục Thống kê thành phố Hải Phòng: http://thongkehaiphong.gov.vn/linh-vuc-cong-nghiep-xay-dung-va-von-dau-tu/
Liên hệ Tổ thường trực chỉ đạo Điều tra doanh nghiệp thành phố Hải Phòng (Cục thống kê TP Hải Phòng): điện thoại 0225.3747233/ 0225.3569062; di động 0982739609; Bộ phận hỗ trợ CNTT 0225.3747932/ 0906151386; email: haiphong@gso.gov.vn.
Tác giả: Hồng Thanh
Nguồn tin: https://baohaiphong.com.vn
-
Thu thập thông tin đánh giá mức độ tác động của dịch covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh
10/04/2020 -
Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020
19/05/2020 -
Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 trên địa bàn Hải Phòng: Hoàn tất chuẩn bị, sẵn sàng thực hiện
02/07/2020 -
Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 - Những điểm cần lưu ý khi triển khai thu thập thông tin tại địa bàn
07/07/2020 -
Những điểm mới - Trong điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ 2020
07/07/2020 -
Điều tra doanh nghiệp năm 2020: cần sự đồng hành của mỗi doanh nghiệp
01/04/2020 -
Điều tra doanh nghiệp năm 2020 trên địa bàn TP Hải Phòng
27/03/2020 -
Một số câu hỏi thường gặp trong điều tra doanh nghiệp năm 2020
18/03/2020 -
Hướng dẫn 5 bước để doanh nghiệp tự kê khai thu thập thông tin doanh nghiệp
17/03/2020 -
Các loại phiếu thu thập thông tin trong điều tra doanh nghiệp năm 2020
15/03/2020
- Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 8, 8 tháng năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Infographic tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 8, 8 tháng đầu năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Chuyển đổi số - Động lực quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới
- Quyết định 03/2024/QĐ-TTg sửa đổi một số quy định về công nhận nông thôn mới
- DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG, NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NHANH NHẤT CHÂU Á