Chỉ số sản xuất công nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Khái niệm
Chỉ số sản xuất công nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc.
Chỉ số sản xuất công nghiệp có thể tính với nhiều kỳ gốc khác nhau tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu. Ở nước ta hiện nay thường chọn kỳ gốc so sánh là cùng kỳ năm trước và kỳ trước liền kề; ít sử dụng gốc so sánh là một tháng cố định của một năm nào đó. Tuy nhiên, hầu hết các nước trên thế giới sử dụng gốc so sánh là tháng bình quân của một năm được chọn làm gốc để tính “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp”.
Việc tính chỉ số sản xuất công nghiệp được bắt đầu từ tính chỉ số sản xuất của sản phẩm hay còn gọi là chỉ số cá thể. Từ chỉ số cá thể có thể tính cho các chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1 và toàn ngành công nghiệp; cũng có thể tính cho một địa phương và cho toàn quốc.
Công thức tính:
Trong đó:
Ix: Chỉ số sản xuất chung;
iXn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n;
WXn: Quyền số sản xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n. Trong công thức này, quyền số được thể hiện là tỷ trọng của sản phẩm trong một ngành hoặc tỷ trọng của một ngành chi tiết trong ngành cấp cao hơn.
b) Quy trình tính toán
– Tính chỉ số sản xuất của một sản phẩm
Công thức tính:
Trong đó:
iqn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm cụ thể thứ n (ví dụ như: sản phẩm điện, than, vải, xi măng…);
qn1: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ báo cáo;
qno: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ gốc.
Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm riêng biệt tuy đơn giản, nhưng lại rất quan trọng, bởi các chỉ số của từng sản phẩm sẽ là cơ sở để tính chỉ số chung cho ngành, cho địa phương và cho toàn quốc. Nếu các chỉ số của từng sản phẩm thiếu chính xác sẽ làm cho chỉ số chung không chính xác.
– Tính chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4
Chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản phẩm đại diện cho ngành đó.
Công thức tính:
Trong đó:
IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành cấp 4 thứ N;
iqn : Chỉ số sản xuất của sản phẩm thứ n;
Wqn: Quyền số sản xuất của sản phẩm thứ n;
q : Ký hiệu cho khối lượng sản xuất;
N4: Ký hiệu cho ngành cấp 4 (N4=1,2,3,…j);
(j: Số thứ tự của ngành cấp 4 cuối cùng)
n: Ký hiệu cho số sản phẩm (n=1,2,3…k).
(k: Số thứ tự của sản phẩm cuối cùng trong ngành công nghiệp cấp 4).
– Tính chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 2
Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành cấp 4 đại diện cho ngành cấp 2 (hoặc là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 3 đại diện cho ngành cấp 2).
Công thức tính:
Trong đó:
IqN2: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2;
IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2;
WqN4 : Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2.
Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 là tỷ trọng của giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 4 đó trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 2 tại thời điểm được chọn để tính quyền số.
– Tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1
Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2 trong ngành cấp 1.
Công thức tính:
Trong đó:
IqN1 : Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1;
IqN2 : Chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2;
WqN2: Quyền số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2.
Trong ngành công nghiệp cấp 1 gồm nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có vị trí quan trọng khác nhau. Tuỳ điều kiện, khả năng và yêu cầu mà chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 được tính bình quân gia quyền từ tất cả các ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành cấp 1, hoặc chỉ tính bình quân gia quyền của một số ngành cấp 2 quan trọng đủ đại diện cho ngành cấp 1.
– Tính chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp
Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 1 (gồm 4 ngành công nghiệp cấp I là: Công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải).
Công thức tính:
Trong đó:
IQ : Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp;
IqN1: Chỉ số sản xuất của từng ngành công nghiệp cấp 1;
WqN1 : Quyền số của từng ngành công nghiệp cấp 1.
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra ngành công nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Thống kê.
-
Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu
27/11/2020 -
Giải thích thuật ngữ, nội dung và phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê doanh nghiệp
27/11/2020 -
Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
27/11/2020 -
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
27/11/2020 -
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn
27/11/2020 -
Giải thích thuật ngữ, nội dung và phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê công nghiệp
27/11/2020 -
Hệ thống chỉ tiêu cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng
18/06/2018 -
Hệ thống chỉ tiêu cấp tỉnh, huyện, xã ban hành theo Quyết định 54 của TTCP
03/01/2018 -
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
09/01/2016
- Tình hình kinh tế - xã hội tháng 11, 11 tháng năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Thủy Nguyên phát huy tiềm lực sẵn sàng trở thành đô thị loại III
- Infographic tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 11, 11 tháng năm 2024 thành phố Hải Phòng
- Cục Thống kê triển khai hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
- Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10, 10 tháng năm 2024 thành phố Hải Phòng