Tình hình KT-XH tháng 6, 6 tháng năm 2018 thành phố Hải Phòng

Thứ sáu - 29/06/2018 15:23
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010, ước tính 6 tháng năm 2018 đạt 69.421,2 tỷ đồng, tăng 16,03% so cùng kỳ năm trước, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 25,02%
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 6, 6 THÁNG NĂM 2018
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Thành phố thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2018 trong bối cảnh thế giới, trong nước có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tín dụng tăng, cải cách thể chế mạnh mẽ, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt đang phát huy hiệu quả. Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố có nhiều đổi mới trong phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành với nhiều cách làm hiệu quả, đưa Hải Phòng bước vào thời kỳ phát triển mới, có nhiều đột phá, tăng trưởng cao, an ninh chính trị ổn định.
Bên cạnh những thuận lợi, thành phố tiếp tục đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới, khu vực còn diễn biến phức tạp, thị trường tài chính, tiền tệ biến đổi khó lường, xung đột vũ trang còn xảy ra tại nhiều khu vực. Tiềm năng, lợi thế lớn của thành phố không được khai thác hết và phát huy hiệu quả, hạ tầng kinh tế - xã hội còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đột phá mạnh mẽ hơn nữa của thành phố.
Từ những kết quả đạt được trong năm 2017, ngay từ những tháng đầu năm 2018, Ủy ban nhân dân thành phố đã tập trung cao công tác chỉ đạo, điều hành để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế  - xã hội năm 2018. Kết quả 6 tháng đầu năm 2018 đạt được như sau:
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Về tăng trưởng kinh tế

 

Cơ cấu  GRDP (%)

    Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ (%)

(Theo giá SS 2010)

Đóng góp vào mức tăng trưởng 6T/2018 (điểm%)

TỔNG SỐ

100,00

16,03

16,03

   - Nông lâm, nghiệp và thủy sản

5,78

2,77

0,16

  - Công nghiệp - Xây dựng

43,92

25,02

10,77

  - Thương mại - Dịch vụ

45,09

10,37

4,71

  - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp

5,21

6,92

0,39


Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010, ước tính 6 tháng năm 2018 đạt 69.421,2 tỷ đồng, tăng 16,03% so cùng kỳ năm trước, cao nhất từ trước đến nay, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thành phố, đây cũng là mức tăng trưởng cao so với cả nước và các tỉnh, thành phố lớn. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,77% (kế hoạch tăng 2,75%), đóng góp 0,16 điểm % vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 25,02% (kế hoạch tăng 20,5%), đóng góp 10,77 điểm % vào mức tăng chung; khu vực dịch vụ tăng 10,37% (kế hoạch tăng 12,1%), đóng góp 4,71 điểm % vào mức tăng chung.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất, tăng 7,88% so với cùng kỳ; ngành nông nghiệp tăng 0,97%; ngành lâm nghiệp tăng 0,66% là kết quả tích cực của việc chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong thời gian qua.
Trong khu vực công nghiệp - xây dựng, ngành công nghiệp tăng 25,57% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 9,64 điểm % vào tốc độ tăng chung, trong đó chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 27,68%, đóng góp 9,45 điểm %; với đóng góp chủ lực là ngành sản xuất sản phẩm điện tử của các dự án thuộc tập đoàn LG.
 Ngành xây dựng tăng 21,09%, đóng góp 1,13 điểm %. Trong 6 tháng đầu năm 2018 nhiều dự án, công trình trọng điểm được khởi công, nhiều dự án có giá trị đầu tư cao, có ý nghĩa chiến lược với tương lai phát triển của thành phố được tập trung thực hiện như: Dự án Nhà máy sản xuất, chế tạo ô tô Vinfast; Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp đảo Cát Bà; Trung tâm thương mại Aeon Mall… đã góp phần không nhỏ trong mức tăng trưởng chung toàn thành phố.
Khu vực dịch vụ tăng 10,37% so với cùng kỳ, sáu tháng đầu năm 2018 hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố nhìn chung ổn định, tăng trưởng khá. Đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: vận tải, kho bãi tăng 14,14%, đóng góp 2,14 điểm %; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy tăng 11,08%, đóng góp 1,03 điểm %; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 15,88%, đóng góp 0,23 điểm %...
Về cơ cấu kinh tế trên địa bàn: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 5,78%, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 43,92%; khu vực dịch vụ chiếm 45,09%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,21%. Sáu tháng đầu năm 2018, ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng GRDP, chứng tỏ cơ cấu kinh tế của Hải Phòng đi đúng hướng và tái cơ cấu kinh tế đang mang lại hiệu quả rõ rệt. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu tích cực phù hợp với yêu cầu thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
2. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số phát triển sản xuất (PTSX) công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 6 năm 2018 ước giảm 1,12% so tháng trước và tăng 25,18% so với cùng kỳ. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2018 chỉ số PTSX ngành công nghiệp toàn thành phố duy trì mức tăng cao, tăng 24,01% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: ngành khai khoáng tăng 17,18%; ngành chế biến, chế tạo tăng 26,75%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,29%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải giảm 10,03%.
Trong 51 nhóm ngành kinh tế cấp 4 có 32 ngành có chỉ số PTSX công nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 ước tăng so với cùng kỳ, trong đó một số ngành tăng cao như: sản xuất thiết bị truyền thông tăng 121,44%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao tăng 113,81%; may trang phục tiếp tục đứng thứ 3 với mức tăng 72,16%,...
Có 19 ngành có chỉ số PTSX công nghiệp giảm, trong đó những ngành có tỷ trọng lớn tiếp tục giảm như: đóng tàu và cấu kiện nổi giảm 48,53%; sản xuất thức ăn gia súc giảm 37,71%; sản xuất đồ chơi giảm 15,5%; sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng giảm 13,81%;...
Sáu tháng đầu năm 2018 chỉ số PTSX công nghiệp thành phố tiếp tục đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2017 là kết quả đóng góp của các dự án FDI đã đi vào hoạt động, tiếp tục tăng công suất, sản lượng sản phẩm.  
Nhóm ngành sản xuất sản phẩm điện tử vươn lên dẫn đầu, 6 tháng/2018 ước đạt mức tăng cao nhất (tăng 79,88% so với cùng kỳ), trong đó: sản xuất các thiết bị truyền thông tăng 121,44%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 61,31% do có sự đóng góp của tập đoàn LG tại Hải Phòng với các công ty: LG Electronics, LG Display và LG Innotek. Các dự án của tập đoàn LG sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục giữ mức ổn định và mở rộng đầu tư với quy mô lớn, chiếm 35,7% doanh thu toàn ngành, tạo việc làm cho hơn 9,1 nghìn lao động. Dự kiến thời gian tới sản xuất của công ty LG Display Hải Phòng sẽ tiếp tục tăng cao khi công ty đưa nhà máy H2 chuyên sản xuất màn hình điện thoại đi vào sản xuất chính thức; công ty LG Innoteck tiếp tục mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của dự án sản xuất sản phẩm modun camera điện thoại...  
Ngành sản xuất trang phục 6 tháng năm 2018 đạt mức tăng trưởng 72,16% so với cùng kỳ năm 2017, có đóng góp lớn của công ty TNHH may Regina Miracle tại khu công nghiệp Vsip Hải Phòng, với sản lượng trong tháng 5 và tháng 6 năm 2018  đều đạt hơn 7 triệu sản phẩm/tháng, thu hút trên 24 nghìn lao động. Hiện nay dự án nhà máy C đã hoàn thành việc đầu tư lắp đặt và đi vào sản xuất chính thức, dự kiến thời gian tới với điều kiện sản xuất ổn định của 3 nhà máy sẽ góp phần làm sản lượng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của thành phố tăng nhanh.
Bên cạnh các doanh nghiệp FDI nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, 6 tháng đầu năm 2018 công nghiệp thành phố cũng có sự đóng góp của các doanh nghiệp trong nước:
Ngành sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu những ngành có tốc độ tăng cao (ước tăng 113,81%), gấp 2,5 lần tốc độ tăng cùng kỳ (6 tháng năm 2017 tăng 44,81%) , trong đó công ty TNHH bê tông và xây dựng Minh Đức trong 6 tháng năm 2018 đã cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm cọc bê tông cho công trường xây dựng tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast. Đây là một trong những doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng trưởng cao nhờ tác động tích cực của các dự án đầu tư xây dựng lớn đang triển khai trên địa bàn thành phố.
Ngành sản xuất và phân phối điện ước tăng 7,29% so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2018 sản lượng của công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng ước tính tăng 6,3% so với cùng kỳ, do thời tiết các tháng đầu năm, đặc biệt vào quý 2 là tháng cao điểm của mùa khô nên nguồn điện than được đưa vào khai thác cao.
Ngành sản xuất giày dép ước 6 tháng đầu năm 2018 đạt mức tăng trưởng 12,26% so cùng kỳ (6 tháng 2017 giảm 2,84% so cùng kỳ), đây là kết quả của sự nỗ lực trong tìm kiếm đơn hàng, thu hút và đào tạo lao động, đầu tư máy móc thiết bị để tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh các doanh nghiệp FDI lớn như công ty TNHH Stateway Việt Nam, công ty TNHH Aurora Art,6 tháng đầu năm 2018 các doanh nghiệp sản xuất giày dép truyền thống trong nước cũng đạt kết quả sản xuất tốt.
Trong 51 ngành kinh tế cấp 4 có 19 ngành ước 6 tháng/2018 giảm so với cùng kỳ do một số doanh nghiệp ở các ngành chiếm tỷ trọng lớn sản xuất giảm, làm giảm tốc độ tăng của chỉ số PTSX công nghiệp 6 tháng/2018 trên địa bàn thành phố, cụ thể:
Ngành đóng tàu và cấu kiện nổi ước giảm 48,53% so với cùng kỳ, trong đó công ty đóng tàu Hồng Hà dự tính giá trị sản xuất 6 tháng/2018 chỉ bằng 42% cùng kỳ, công ty đóng tàu Nam Triệu bằng 39%, nhà máy đóng tàu Bạch Đằng bằng 55% so với cùng kỳ do những tháng đầu năm các doanh nghiệp đóng tàu không ký được hợp đồng đóng mới, chỉ tiếp tục đóng những sản phẩm từ năm trước chuyển sang.
Ngành sản xuất xi măng: công ty xi măng Chinfon dự kiến 6 tháng/2018 sản lượng sản xuất và tiêu thụ đều giảm hơn 10% so cùng kỳ do nguồn cung trong nước dồi dào, cạnh tranh gay gắt, xuất khẩu xi măng không đạt kế hoạch, giá vật tư đầu vào như điện, than, dầu tăng ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của công ty. Sản xuất của công ty sụt giảm tác động chủ yếu làm chỉ số sản xuất ngành sản xuất xi măng dự kiến 6 tháng/2018 giảm 5,58% so với cùng kỳ.
Ngành sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng giảm 13,81% so với cùng kỳ, trong đó có sản phẩm máy in của công ty Kyocre Mita dự kiến 6 tháng 2018 giảm 7% do thiếu đơn hàng.
Ngành sản xuất bia giảm 10,71%, chủ yếu giảm ở các sản phẩm bia đóng chai của công ty bia Habeco Hải Phòng, do nhu cầu của thị trường cần tiêu thụ các dòng sản phẩm cao cấp hơn, đồng thời người tiêu dùng có xu hướng sử dụng bia chai có dung tích nhỏ hơn trong khi doanh nghiệp chỉ gia công loại chai đỏ to dung tích 450ml.
* Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tháng 6/2018 giảm 8% so với tháng trước và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, cộng dồn 6 tháng năm 2018 chỉ số tiêu thụ tăng 14,6%, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao so cùng kỳ: sản xuất trang phục tăng 69,6%; sản xuất săm, lốp cao su tăng 11,8%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 11,8%; sản xuất bánh bi, bánh răng, hộp số tăng 46,1%; sản xuất phân bón tăng 22,9%, sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng tăng 114%... .
Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản giảm 33,6%; sản xuất thuốc hóa dược giảm 17,4%; sản xuất xi măng, vôi, thạch cao giảm 4,5%; sản xuất bia giảm 11,1%; sản xuất đồ điện dân dụng giảm 10,9%....
* Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tại thời điểm 30/6/2018 tăng 14,3% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so cùng kỳ: sản xuất plastic và cao su dạng nguyên sinh tăng 65,2%; sản xuất may trang phục tăng 3,2 lần; sản xuất dây cáp, dây điện và điện tử khác tăng 159%; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ tăng 30,3%; sản xuất giày dép tăng 8,9%...
Một số ngành có chỉ số tồn kho so với cùng kỳ giảm như: sản xuất săm lốp cao su giảm 35,9%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng giảm 10,5%; sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng giảm 52,2%; sản xuất sắt, thép, gang giảm 46,5%; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ giảm 14,1%...
* Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp ước tại thời điểm 30/6/2018 tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 13,9% so với cùng kỳ, trong đó: lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 4,5%; lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 8,3%; lao động doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,7%.
Chia theo ngành cấp I: ngành khai khoáng tăng 16%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,8%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng giảm 9,6%; ngành cung cấp nước, quản lý, xử lý nước rác thải, nước thải tăng 1,1%.
Một số ngành chỉ số sử dụng lao động tăng cao: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 5,1 lần; sản xuất trang phục tăng 22,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 54,9%...
Một số ngành có chỉ số sử dụng lao động giảm như: sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng giảm 9,6%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 18,5%; sản xuất dệt giảm 5,1%...
* Một số sản phẩm công nghiệp ước 6 tháng năm 2018 so với cùng kỳ: quần áo các loại 66,1 triệu cái, tăng 43,3%; phân bón 141,3 nghìn tấn, tăng 11,8%; màn hình khác 4.233 nghìn cái, tăng 21,6%; máy giặt  588 nghìn cái, tăng 1,5%; lốp ô tô 1.445 nghìn cái, tăng 12%; sắt thép các loại 739 nghìn tấn, tăng 2,9%; xi măng Portland đen 2.482 nghìn tấn, giảm 5,6%; điện sản xuất 3.786 triệu Kwh, tăng 6,8%...
Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của 182 doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy: có 77,47% số DN đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2018 so với quý I/2018 tốt lên và giữ ổn định (47,25% DN đánh giá tốt lên, 30,22% DN đánh giá giữ ổn định); có 22,53% DN cho rằng khó khăn hơn. Trong đó: khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với 82.85% DN đánh giá tốt lên và giữ ổn định (45.71% tốt lên, 37,14% giữ ổn định); cùng đánh giá này, khu vực DN nhà nước và DN ngoài nhà nước lần lượt là 64,29% (21,43% tốt lên, 42,86% giữ ổn định) và 75,51% (52,04% tốt lên, 23,47% giữ ổn định).
Dự báo quý III/2018 khả quan hơn so với quý II/2018 khi có 83.52% DN lạc quan cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và ổn định (53,85% DN dự báo tốt lên, 29,67%  ổn định); chỉ có 16,48% DN dự báo tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn hơn. Khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ DN dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và giữ ổn định ở quý III/2018 cao nhất với 88,57% và thấp nhất là khu vực DN nhà nước với 78,57%.
3. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 7.960 tỷ đồng, tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành nông nghiệp ước đạt 5.717,3 tỷ đồng, tăng 0,97%; ngành lâm nghiệp ước đạt 21,8 tỷ đồng, tăng 0,66%; ngành thủy sản ước đạt 2.220,9 tỷ đồng, tăng 7,88%.
 3.1. Nông nghiệp
 * Trồng trọt
- Cây hàng năm
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân 2018 toàn thành phố đạt 49.397,7 ha, bằng 97,15%, giảm 1.449,2 ha so vụ Đông xuân năm 2017.
    Diện tích gieo cấy lúa vụ Đông xuân đạt 34.264,8 ha, bằng 97,72%, giảm 800,3 ha so với cùng kỳ năm trước, đạt 98,1% so với kế hoạch, trong đó: trà xuân sớm đạt 1.823,8 ha chiếm 5,3% diện tích gieo cấy lúa, trà xuân muộn đạt 32.441 ha chiếm 94,7% diện tích gieo cấy. Nhìn chung sản xuất lúa vụ Đông xuân năm nay gặp nhiều thuận lợi, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, bông lúa xếp đều, tỷ lệ hạt chắc cao, sạch sâu bệnh. Tính đến ngày 13/6/2018 diện tích lúa Đông xuân đã thu hoạch đạt 25.750 ha, bằng 75% diện tích gieo cấy.
 Diện tích gieo trồng các loại cây khác vụ Đông xuân 2018 đạt 15.132,9 ha, bằng 95,89%, giảm 648,9 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó: diện tích cây ngô đạt 708,6 ha; khoai lang đạt 640,8 ha; thuốc lào đạt 2.113,1 ha; rau-đậu-hoa-cây cảnh đạt 10.461,6 ha; cây gia vị, dược liệu đạt 769,9 ha, hiện nay các hộ nông dân địa phương vẫn tiếp tục gieo trồng rau màu vụ Xuân hè phục vụ sinh hoạt và tiêu thụ. Diện tích cây rau màu các loại giảm chủ yếu là do thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, chưa có các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cũng như khâu chế biến bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả kinh tế thấp.
Tổng diện tích lúa nhiễm sinh vật gây hại vụ Đông xuân 2018 khoảng 39.182,5 ha (bằng 114,3% diện tích gieo cấy), bằng 135% so với cùng kỳ. Diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên lúa đã được phòng trừ đạt 55.580 ha (bao gồm diện tích nhiễm sinh vật gây hại và diện tích phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông, phun trừ rầy lưng trắng phòng chống bệnh lùn sọc đen). Thời tiết nắng nóng bất thường trong tháng 6 ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của một số loại rau màu, nhất là dưa các loại, rau màu trồng cạn, cần cung nước tưới thường xuyên cho cây trồng và sử dụng màng phủ nông nghiệp, lưới cản nắng, che mưa.
Năng suất, sản lượng:
Năng suất lúa vụ Đông xuân năm 2018 toàn thành phố ước đạt 70,05 tạ/ha, bằng 100,76%; sản lượng lúa ước đạt 240.031 tấn, giảm 3.745,2 tấn, bằng 98,46% so với vụ Đông xuân năm 2017.
Năng suất cây ngô ước đạt 52,03 tạ/ha, bằng 102,68%, sản lượng ngô ước đạt 3.687,2 tấn, giảm 474,8 tấn, bằng 88,59% so với cùng kỳ; năng suất cây khoai lang ước đạt 110,42 tạ/ha, bằng 99,84%, sản lượng khoai lang ước đạt 7.075,8 tấn, bằng 101,33% so với cùng kỳ; năng suất cây thuốc lào ước đạt 17,26 tạ/ha, bằng 100,24%, sản lượng thuốc lào ước đạt 3.648,3 tấn, bằng 85,67% so với cùng kỳ; năng suất nhóm cây rau các loại đạt 229,17 tạ/ha, bằng 101,87%, sản lượng ước đạt 224.765 tấn, bằng 99,23% so với cùng kỳ; năng suất ớt ước đạt 231,54 tạ/ha, bằng 101,79%, sản lượng ớt ước đạt 16.071,7 tấn, bằng 97,12% so với cùng kỳ.
  Thời điểm hiện nay hầu hết các diện tích lúa đã đến kỳ thu hoạch nhưng tiến độ vẫn còn chậm do thiếu máy thu hoạch và một số diện tích lúa chín chưa đồng đều, các cấp, ngành đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nông dân khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại do bất thường của thời tiết gây ra, đồng thời đảm bảo tiến độ thu hoạch lúa và tiến độ làm đất chuẩn bị cho gieo cấy lúa Mùa năm 2018.
- Cây lâu năm
Ước tính 6 tháng đầu năm 2018, diện tích cây lâu năm toàn thành phố đạt 6.997 ha, bằng 101,06%, tăng 73,4 ha so với cùng kỳ năm trước, diện tích tăng do chuyển đổi từ diện đất lúa kém hiệu quả sang, mở rộng quy mô cây trồng tại những vùng trồng tập trung chuyên canh và cây trồng phân tán trên đất vườn của các hộ dân. Sản lượng cây ăn quả 6 tháng/2018 ước đạt 55.315 tấn, tăng 2.530 tấn so cùng kỳ năm trước, trong đó: sản lượng vải đạt 6.012 tấn (tăng 587 tấn); xoài đạt 841 tấn (tăng 111 tấn); chuối đạt 35.414 tấn (tăng 520 tấn).
Nhìn chung, các loại cây ăn quả chủ yếu của thành phố ổn định cả về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc vẫn còn chưa theo hệ thống, mang nhiều tính tự phát. Để khắc phục tình trạng trên, thành phố đã bắt đầu triển khai xây dựng đề án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
* Chăn nuôi
Sáu tháng đầu năm 2018, tình hình sản xuất chăn nuôi của cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng đã có nhiều khởi sắc, nhất là chăn nuôi lợn. Từ cuối tháng 12/2017 giá sản phẩm đầu ra đã tăng trở lại giúp người chăn nuôi có lãi để duy trì sản xuất, đây là tín hiệu tích cực cho cả ngành chăn nuôi nói chung.
Ước tính tháng 6/2018, số lượng đầu con gia súc, gia cầm toàn thành hiện có như sau: đàn trâu đạt 5.330 con, bằng 99,48%, giảm 28 con so với cùng kỳ năm trước; đàn bò đạt 13.250 con, bằng 101%, tăng 132 con so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn đạt 413.400 con, bằng 98,73%, giảm 5.300 con so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm đạt 7.382,3 nghìn con, bằng 100,04%, tăng 2,96 nghìn con, trong đó đàn gà đạt 5.887,5 nghìn con, bằng 100,92% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng gia súc (trâu, bò, lợn) ước đạt 33,85 nghìn tấn, tăng 2,7%; sản lượng thịt hơi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đạt 23,53 nghìn tấn, tăng 2,6%.
Giá con giống giữ mức ổn định, giá sản phẩm chăn nuôi đầu ra tháng 6/2018 một số sản phẩm có xu hướng tăng, đặc biệt giá lợn hơi tăng mạnh: của hộ giá 48.000 đ/kg (tháng 5 giá 37.000 đ/kg, cùng kỳ 2017 giá 20.000 đ/kg), của trang trại giá 50.000 đ/kg (tháng 5 giá 40.000 đ/kg, cùng kỳ 2017 giá 22.000 đ/kg).
 Tình hình dịch bệnh: công tác thú y luôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, tuyên truyền tích cực, công tác kiểm soát vận chuyển, giết mổ và tổ chức tiêm phòng vacxin được triển khai đồng bộ ở các địa phương nên cơ bản đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, không phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
3.2. Lâm nghiệp
Ước tháng 6 năm 2018, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 15 ha, bằng 375%, sản lượng gỗ khai thác đạt 197 m3, bằng 98,5%; sản lượng củi khai thác đạt 6.205 ste, bằng 99,84% so với cùng kỳ năm trước. Ước 6 tháng/2018, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 31 ha, bằng 378%, sản lượng gỗ khai thác đạt 1.973 m3, bằng 98,65%; sản lượng củi khai thác đạt 29.955 ste bằng 99,85% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng được bảo vệ là 15.439,4 ha (trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ là 8.181ha); số cây lâm nghiệp trồng phân tán 135,5 nghìn cây, bằng 100% so với cùng kỳ.  
Trong 6 tháng/2018, toàn thành phố xảy ra 03 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại 5,65 ha. Nguyên nhân cháy là do thời tiết hanh khô và do người dân đốt vàng mã.
3.3. Thủy sản
Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tháng 6/2018 ước đạt 12.735,8 tấn, tăng 627,6 tấn (+5,18%) so với cùng kỳ năm trước; ước 6 tháng/2018 đạt 82.533,2 tấn, tăng 11.185,8 tấn (+15,68%) so với cùng kỳ năm trước.
          * Nuôi trồng
         Diện tích nuôi trồng thủy sản ước 6 tháng/2018 đạt 11.444,6 ha, tăng 6,06% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: diện tích nuôi cá các loại đạt 7.385,3 ha, tăng 1,19%; tôm các loại đạt 2.748,3 ha, giảm 6,66%; thủy sản khác đạt 1.311 ha, tăng 139,47% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch ước tháng 6/2018 đạt 5.441,2 tấn, giảm 4,71% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: sản lượng cá 2.734,7 tấn, giảm 13,22%; tôm các loại 540,3 tấn, tăng 12%; thủy sản khác 2.166,2 tấn, tăng 4,33%. Ước 6 tháng/2018, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 35.584,8 tấn, tăng 2,47%, chia ra: sản lượng cá 22.149,5 tấn, tăng 5,97%; tôm các loại 3.584,2 tấn, tăng 29,93%; thủy sản khác 9.851,1 tấn, giảm 10,99% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao như tôm sú ước đạt 249,6 tấn, tăng 9,5%, tôm thẻ ước đạt 2.892 tấn, tăng 18.5%; cua, ghẹ 201,6 tấn, tăng 46,2%; cá vược 1.329,8 tấn, tăng 25,9%...
Các cơ sở sản xuất giống thủy sản 6 tháng/2018 ước đạt 1.159,9 triệu con giống các loại, trong đó: cá các loại đạt 720,5 triệu con; tôm các loại đạt 420 triệu con; thủy sản các loại khác đạt 19,4 triệu con.
* Khai thác
Sản lượng khai thác tháng 6/2018 ước đạt 7.294,6 tấn tăng 14,01% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: khai thác cá đạt 4.070,4 tấn, tăng 20,03%; tôm đạt 602 tấn, tăng 6,47%; thủy sản khác đạt 2.622,3 tấn, tăng 7,39%. Tổng sản lượng khai thác 6 tháng/2018 ước đạt 46.948,4 tấn, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: khai thác cá đạt 25.552,3 tấn, tăng 35,66%; tôm đạt 3.939,2 tấn, tăng 34,57%; thủy sản khác đạt 17.456,9 tấn, tăng 17,49%. Trong đó, sản lượng khai thác biển ước 6 tháng/2018 đạt 44.621 tấn tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước (cá đạt 24.281,7 tấn, tôm đạt 3.708,9 tấn và thủy sản khác đạt 16.630,4 tấn).
Tháng 6/2018 là thời điểm khai thác chính của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho nghề khai thác thủy sản, trên các ngư trường Long Châu - Cát Bà, Bạch Long Vỹ các loài: mực ống, mực lá xuất hiện nhiều ngày và với mật độ dầy nên các tàu tích cực bám biển sản xuất. Tổng số tàu thuyền khai thác biển 6 tháng đầu năm 2018 tăng thêm 87 phương tiện so với cùng kỳ năm trước, tàu có công suất > 400CV tăng 26 phương tiện đã góp phần nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ của đội tàu. Các mô hình khai thác kiêm nghề, tăng thời gian bám biển tiếp tục được ngư dân phát huy và nhân rộng, đã góp phần nâng cao sản lượng cũng như hiệu quả khai thác.
4. Đầu tư xây dựng
Dự tính 6 tháng đầu năm 2018, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn là 31.917,3 tỷ đồng, tăng 31,39% so với 6 tháng đầu năm 2017. Chia ra:
- Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện đạt 4.921 tỷ đồng, giảm 16,22% so với cùng kỳ.
- Vốn ngoài nhà nước thực hiện đạt 16.224,6 tỷ đồng, tăng 41,43% so với cùng kỳ;
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện là 10.771,7 tỷ đồng, tăng 55,09% so với cùng kỳ.
Trong 6 tháng đầu năm 2018 nguồn vốn trung ương quản lý giảm so với cùng kỳ (-64,27%) do dự án Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự án Cảng Lạch Huyện trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành. Bên cạnh đó, nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ (+73,58%) góp phần làm tổng nguồn vốn của khu vực Nhà nước 6 tháng năm 2018 lấy lại cân bằng và chỉ giảm 16,22% so với cùng kỳ.
Điểm đáng chú ý trong thời gian gần đây là sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo hướng tích cực. Theo đó, tỷ trọng đầu tư từ khu vực Nhà nước giảm từ 24,2% (6 tháng/2017) xuống còn 15,4% (6 tháng/2018), tỷ trọng vốn thực hiện từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực FDI tăng từ 75,8% lên 84,6%. Đây là kết quả tích cực của việc thúc đẩy, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn thành phố.
Khu vực Ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất và có mức tăng vượt bậc so với cùng kỳ, tăng 41,43%. Vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tập trung vào các dự án lớn nhất từ trước tới nay tại Hải Phòng, điển hình là Tập đoàn Vingroup với tổng vốn đầu tư gần trăm nghìn tỷ đồng vào các dự án: Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên; khu đô thị Vinhomes Imperia; tòa tháp 45 tầng; bệnh viện quốc tế Vinmec; khu đô thị cầu Rào 2 và đặc biệt nhất là Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast với tổng vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD, riêng giai đoạn 1 là 35.000 tỷ đồng… Tập đoàn Sungroup đang khẩn trương đầu tư vào khu vực Cát Hải, Cát Bà với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD. Một loạt các doanh nghiệp, tập đoàn lớn khác cũng không ngần ngại rót hàng nghìn tỷ đồng vốn vào Hải Phòng như Tập đoàn BRG với dự án sân golf và khu biệt thự Đồ Sơn hơn 2.100 tỷ đồng; khách sạn 5 sao Hilton hơn 2.000 tỷ đồng; công ty Nhật Hạ với khách sạn 5 sao Pullman 1.600 tỷ đồng… Những công trình này đang được đánh giá là sẽ làm thay đổi đáng kể diện mạo đô thị và phát triển kinh tế Hải Phòng.
Nguồn vốn FDI cũng không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây (chiếm 33,74% tổng mức đầu tư toàn xã hội). Chỉ riêng 3 dự án của Tập đoàn LG đã có tổng vốn đầu tư lên tới hơn 4 tỷ USD, cùng với đó là một loạt các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt tại Hải Phòng như Regina Miracle Internatinonal Việt Nam, Bridgestone, Nippro Pharma, Kyocera, Fuji Xerox, GE,… Mới đây, Tập đoàn Ren A Port (Bỉ) đã đầu tư thêm hơn 150 triệu USD xây dựng Khu công nghiệp Deep C3 tại đảo Cát Hải và vừa đưa vào hoạt động Khu công nghiệp Deep C2 với tổng vốn đầu tư 141 triệu USD… Dự kiến năm nay, Hải Phòng sẽ thu hút được khoảng hơn 2 tỷ USD vốn FDI, gấp hơn 2 lần so với kế hoạch đề ra.
Tình hình thực hiện một số dự án lớn đến thời điểm hiện nay:
- Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm với tổng mức đầu tư là 9.899 tỷ đồng. Dự án công trình cầu Hoàng Văn Thụ là hợp phần quan trọng trong dự án được khởi công từ ngày 06/01/2017 với tổng đầu tư gần 2.600 tỷ đồng; thời điểm hiện tại đang thi công lắp ghép nhịp chính, vòm thép giữa sông, tiến độ ước đạt 90% khối lượng công việc, dự kiến quý 4/2018 sẽ hoàn thành. Các gói thầu xây lắp công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Bắc sông Cấm được các nhà thầu tích cực huy động nhân lực, máy móc, thiết bị thi công đảm bảo tiến độ, dự kiến quý 1/2019 sẽ hoàn thành.
- Ngày 14/5 vừa qua dự án đầu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên Tam Bạc) với tổng mức đầu tư 1.454 tỷ đồng và dự án xây dựng trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2, đoạn từ nút giao với đường Nguyễn Văn Linh đến ngã 3 đường Chợ Con với tổng mức đầu tư 1.405 tỷ đồng đã được khởi công. Hiện tại hai dự án đã có mặt bằng sạch để nhà thầu thi công, tiến độ thi công đảm bảo tốt, phấn đấu sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018.
- Dự án Bệnh viện Vinmec với tổng mức đầu tư là 1.915 tỷ đồng đã hoàn thành xây dựng trong quý I/2018, dự kiến sẽ khai trương vào tháng 7/2018.
- Dự án Vineco Vĩnh Bảo hoàn thành giai đoạn 1 với quy mô 46 ha và đang thực hiện mở rộng với diện tích 160 ha nâng tổng mức đầu tư từ 189 tỷ đồng lên gần 400 tỷ đồng.
- Dự án Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast của tập đoàn Vingroup được khởi công từ tháng 9/2017, hiện đang triển khai đồng loạt các hạng mục giao thông, các công trình nhà xưởng phục vụ cho việc sản xuất xe máy điện và ô tô, dự kiến hệ thống nhà xưởng sản xuất xe máy điện quý 3/2018 đi vào hoạt động; hệ thống xưởng sản xuất ô tô hoạt động vào quý 3/2019.
- Dự án Dự án Khu đô thị Vinhomes Imperia đã triển khai xong phần hạ tầng và cảnh quan chung, xây dựng nhà thấp tầng đạt khoảng hơn 1.000 căn; các công trình công cộng các nhà Clubhouse, trường học Vinschool, các công viên Pháp, Mỹ và Ý dự kiến tháng 7/2018 hoàn thành. Riêng công trình tổ hợp và khách sạn đã xây dựng thô tới tầng 37, dự kiến cuối năm 2019 sẽ đưa vào khai thác vận hành.
- Dự án Khách sạn Chuo với tổng đầu tư 1.800 tỷ đồng đã được khởi công vào tháng 11/2017, hiện tại đã thực hiện xong tầng hầm và chuẩn bị hoàn thành tầng 1 của công trình, dự kiến thực hiện được 10% khối lượng công việc.
- Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Hải Phòng của Nhật Bản với tổng mức đầu tư gần 190 triệu USD, tương đương 4.100 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng. Việc dự án được xây dựng và đi vào hoạt động không chỉ tạo việc làm cho khoảng hơn 2.000 lao động, giúp thành phố có thêm nhiều nguồn thu ngân sách mà còn là điểm đến thuận tiện và hấp dẫn đối với người dân địa phương và khu vực.
* Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tính đến 15/6/2018 Hải Phòng có 547 dự án còn hiệu lực:
Tổng vốn đầu tư    :   15.645,854 triệu USD
Vốn điều lệ        :     5.294,153 triệu USD
Vốn Việt Nam góp    :        236,512  triệu USD
Nước ngoài góp    :     5.057,641  triệu USD
Từ đầu năm đến 15/6/2018, toàn thành phố có 35 dự án cấp mới đến từ 7 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đăng ký đạt 281,7 triệu USD, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: cấp mới trong khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 82,4 triệu USD, (chiếm 29,3%); cấp mới ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 199,3 triệu USD (chiếm 70,7%).
Điều chỉnh tăng vốn đầu tư có 24 dự án, với số vốn tăng là 961,5 triệu USD, các dự án mới và tăng vốn chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Cấp mới và tăng vốn toàn thành phố có 59 dự án, vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt 1.243,2 triệu USD.
Cũng từ đầu năm đến 15/6/2018, có 3 dự án thu hồi do không triển khai, 5 dự án chấm dứt hoạt động theo quyết định của nhà đầu tư, 1 dự án chuyển thành 100% vốn trong nước, trong đó có 2 dự án trong khu công nghiệp và 7 dự án ngoài khu công nghiệp.
Ước thực hiện vốn đầu tư đạt 40,7%.
5. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Hoạt động thương mại dịch vụ và du lịch trên địa bàn thành phố 06 tháng đầu năm tiếp tục phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 năm 2018 ước đạt 10.140,29 tỷ đồng, tăng 4,45% so với tháng trước và tăng 17,18% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 56.875,87 tỷ đồng, tăng 14,78% so với cùng kỳ năm trước.
* Chia theo khu vực kinh tế
    - Khu vực kinh tế nhà nước đạt 283,54 tỷ đồng, tăng 3,26% so với tháng trước, tăng 12,23% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2018, khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 1.586,38 tỷ đồng, tăng 11,67% so với cùng kỳ năm trước;
- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 9.357,41 tỷ đồng, tăng 4,45% so với tháng trước và tăng 17,38% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2018, khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 52.492,96 tỷ đồng, tăng 15,13% so với cùng kỳ năm trước;
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 499,33 tỷ đồng, tăng 5,10% so với tháng trước, tăng 16,36% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2018, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2.796,52 tỷ đồng, tăng 10,10% so với cùng kỳ năm trước;
* Chia theo ngành hoạt động
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 6 năm 2018 ước đạt 7.506,15 tỷ đồng, tăng 1,64% so với tháng trước, tăng 19,80% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn sáu tháng đầu năm 2018, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 43.709,72 tỷ đồng, tăng 13,82% so với cùng kỳ năm trước.
 Hầu hết các ngành hàng đều ước tính doanh thu tháng 6/2018 tăng hơn so với tháng trước như ngành hàng lương thực thực phẩm tăng 1,01%; hàng may mặc tăng 0,89%; ngành đồ dùng trang thiết bị gia đình tăng 2,42%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 3,11%; phương tiện đi lại tăng 1,46%, xăng dầu tăng 2,77%, nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 0,88%...
Tháng 6 năm 2018 là thời điểm thời tiết nắng nóng nên nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu như điều hoà, các sản phẩm làm mát khác tăng cao. Đây cũng là thời điểm bắt đầu mùa World Cup, nhu cầu sử dụng tivi cũng tăng cao.
Dựa trên nhu cầu lớn về hạ tầng, nhà ở, đô thị cùng với sự phát triển của thị trường bất động sản, doanh thu của ngành vật liệu xây dựng ước tính tiếp tục tăng cao trong tháng 6. Giá gas trong nước được điều chỉnh tăng do giá gas thế giới tăng, mức tăng cụ thể là 18.000 đồng/bình 12 kg,nên doanh thu ngành hàng nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) ước tính tăng cao trong tháng 6/2018.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 13,82% so với cùng kỳ năm 2017, chủ yếu tăng ở các nhóm ngành: lương thực thực phẩm tăng 15,11%; may mặc tăng 19,65%, đồ đùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 13,59%; vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 17,86%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 12,64%; xăng dầu tăng 17,66%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 10,65%...
- Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 6/2018 ước đạt 165 tỷ đồng, tăng 20,47% so với tháng trước và tăng 34,72% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 6 tháng/2018 doanh thu lưu trú đạt 729 tỷ đồng, tăng 19,96% so với cùng kỳ năm 2017.
- Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 6/2018 ước đạt 1.553 tỷ đồng, tăng 15,79% so với tháng trước và tăng 25,6% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 6 tháng/2018 doanh thu ăn uống đạt 7.481 tỷ đồng, tăng 20,34% so với cùng kỳ năm 2017.
- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 6/2018 ước đạt 20,43 tỷ đồng, tăng 5,29% so với tháng trước, tăng 19,11% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 6 tháng/2018 doanh thu lưu trú đạt 96,29 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2017.
- Doanh thu dịch vụ khác tháng 6/2018 ước đạt 895,44 tỷ đồng, tăng 8,46% so với tháng trước, tăng 9,55% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 6 tháng/2018, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 4.859,43 tỷ đồng, tăng 14,34% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, doanh thu các ngành dịch vụ tháng 6/2018 đều tăng cao so với tháng 5/2018 ở các nhóm: dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 9,91% do hiện nay thành phố đang triển khai nhiều dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng cầu, đường, một số hộ dân trong diện di rời tìm chỗ ở mới nên nhu cầu về nhà ở và đất ở tăng; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 5,87%; dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 8,37% do đang là thời điểm học sinh được nghỉ hè nên nhu cầu tham gia học tập các môn năng khiếu, kỹ năng sống tăng; dịch vụ nghệ thuật và vui chơi giải trí tăng 5,59%; dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình tăng cao so với tháng trước (+26,91%) do vào mùa hè nên nhu cầu sửa chữa điện và các thiết bị làm lạnh tăng cao…
6. Hoạt động lưu trú và lữ hành    
Tổng lượt khách tháng 6/2018 do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt 806 ngàn lượt, tăng 18,95% so với tháng trước và tăng 30,62% so với cùng tháng năm 2017; trong đó khách quốc tế đạt 85 ngàn lượt, tăng 18,04% so với tháng trước và tăng 17,68% so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt 3.641 ngàn lượt, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2017.
Đối với hoạt động lữ hành, lượt khách lữ hành tháng 6/2018 tăng 11% so với tháng trước, tăng 8,71% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 6 tháng năm 2018, lượt khách lữ hành tăng 7,15% so với cùng kỳ năm 2017.
Tháng 6/2018 là tháng cao điểm của mùa du lịch biển, các công ty du lịch tiếp tục đưa ra nhiều chùm tour du lịch phong phú, đa dạng, giá cả hợp lý, kèm theo những khuyến mại hấp dẫn nên thu hút được lượng khách lớn đến tham quan, du lịch tại Hải Phòng. Trong đó, lượng khách đi du lịch nghỉ mát tại Cát Bà tăng đột biến, không những vào dịp cuối tuần mà các ngày trong tuần các bãi tắm và các khách sạn đều trong tình trạng quá tải. Mặt khác, do cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện được đưa vào sử dụng nên lưu lượng phương tiện ra đảo Cát Bà du lịch ngày càng tăng.
7. Vận tải hàng hóa và hành khách
7.1. Vận tải hàng hoá

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 6 năm 2018 ước đạt 14,6 triệu tấn, tăng 1,03% so với tháng trước và tăng 18,18% so với cùng tháng năm trước. Ước tính 6 tháng năm 2018 khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 85,8 triệu tấn, tăng 15,0% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng hàng hóa luân chuyển tháng 6 năm 2018 ước đạt 8.078,1 triệu tấn.km, tăng 2,54% so với tháng trước và tăng 19,65% so với cùng tháng năm trước. Ước tính 6 tháng năm 2018 khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 46.911 triệu tấn.km, tăng 15,48% so với cùng kỳ.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển tháng 6/2018 tăng do cả 3 tuyến đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, các doanh nghiệp vận tải nhận được nhiều đơn hàng vận chuyển hơn tháng trước.
7.2. Vận tải hành khách
Khối lượng hành khách vận chuyển tháng 6 năm 2018 ước đạt 5,3 triệu lượt, tăng 3,96% so với tháng trước, tăng 15,41% so với cùng tháng năm trước. Ước tính 6 tháng năm 2018 khối lượng hành khách vận chuyển đạt 29,8 triệu lượt, tăng 13,91% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng hành khách luân chuyển tháng 6 năm 2018 đạt 211,5 triệu Hk.km, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 19,42% so với cùng tháng năm trước. Ước tính 6 tháng năm 2018 khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 1.196,1 triệu Hk.km, tăng 15,24% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển tháng 6/2018 tiếp tục tăng so với tháng trước do đang vào vụ du lịch biển ở Cát Bà, Đồ Sơn, nhu cầu đi lại bằng xe khách, taxi, tàu thủy,... tăng cao.
7.3. Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải
Dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải phát triển ổn định, cụ thể doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 6 năm 2018 ước đạt 2.152,1 tỷ đồng, tăng 0,95% so với tháng trước và tăng 20,02% so với cùng tháng năm trước. Ước tính 6 tháng năm 2018 doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 12.673,4 tỷ đồng, tăng 15,51% so với cùng kỳ năm trước.
7.4. Ga Hải Phòng
Tổng doanh thu tháng 6 năm 2018 Ga Hải Phòng ước đạt 8,8 tỷ đồng, tăng 8,79% so với tháng trước, tăng 1,02% so với cùng tháng năm trước. Ước tính 6 tháng năm 2018 tổng doanh thu của Ga Hải Phòng đạt 56,9 tỷ đồng, giảm 8,29% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng số hành khách vận chuyển tháng 6 năm 2018 ước đạt 45 ngàn lượt người, tăng 9,35% so với tháng trước, giảm 16,81% so với cùng tháng năm trước. Ước tính 6 tháng số hành khách đạt 242,1 ngàn lượt người, giảm 20,82% so với cùng kỳ năm 2017.
Tổng số hàng hóa vận chuyển tháng 6 năm 2018 ước đạt 100 ngàn tấn, tăng 11,16% so với tháng trước, tăng 9,59% so với cùng tháng năm trước; ước tính 6 tháng hàng hóa vận chuyển đạt 603,2 ngàn tấn, tăng 0,91% so với cùng kỳ năm 2017.
7.5. Sân bay Cát Bi
Tháng 6 năm 2018 tổng doanh thu của Sân bay Cát Bi ước đạt 21 tỷ đồng, tăng 2,71% so với tháng trước, tăng 24,3% so với cùng tháng năm 2017; 6 tháng năm 2018 tổng doanh thu của Sân bay Cát Bi ước đạt 111,6 tỷ đồng, tăng 7,69% so với cùng kỳ năm trước.
Số lần máy bay hạ, cất cánh tháng 6 năm 2018 ước đạt 1.300 chuyến, tăng 3,17% so với tháng trước, tăng 3,34% so với cùng tháng năm 2017. Ước tính 6 tháng/2018 số lần máy bay hạ, cất cánh đạt 7.216 chuyến, giảm 1,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó chuyến bay ngoài nước tháng 6/2018 ước đạt 90 chuyến, giảm 19,64% so với cùng kỳ; 6 tháng/2018 ước đạt 533 chuyến, giảm 18,25% so với cùng kỳ năm 2016 Số lần máy bay hạ, cất cánh giảm do 1 số tuyến bay ngừng hoạt động cả trong và ngoài nước.
Tổng số hành khách tháng 6 năm 2018 ước đạt 230 ngàn lượt người, tăng 9,22% so với tháng trước, tăng 16,65% so với cùng tháng năm 2017; ước tính 6 tháng/2018 tổng số hành khách ước đạt 1.184,3 ngàn lượt, tăng 11,36% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng số hàng hóa tháng 6 năm 2018 ước đạt 1.400 tấn, tăng 3,47% so với tháng trước, tăng 94,99% so với cùng tháng năm 2017; ước tính 6 tháng/2018 tổng số hàng hóa thông qua đạt 7.695 tấn, tăng 60,82% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: lượng hàng hóa đi tăng 158,9%, hàng hóa đến tăng 19,38% so với cùng kỳ năm trước.
8. Hàng hoá thông qua cảng
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng tháng 6 năm 2018 ước đạt 9,089 triệu TTQ, tăng 2,36% so với tháng trước và tăng 23,69% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể:
- Khối cảng thuộc kinh tế Nhà nước ước đạt 3,312 triệu TTQ, giảm 1,85% so với tháng trước, tăng 8,01% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:
+ Cảng thuộc khối doanh nghiệp nhà nước Trung ương ước đạt 3,302 triệu TTQ, giảm 1,81% so với tháng trước, tăng 7,97% so với cùng kỳ năm trước.
+ Cảng thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước địa phương ước đạt 10 ngàn TTQ, giảm 14,66% so với tháng trước, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước .
- Các cảng thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 5,776 triệu TTQ, tăng 4,94% so với tháng trước, tăng 34,93% so với cùng kỳ.
Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng hàng hóa thông qua trên địa bàn thành phố đạt 50,969 triệu tấn, tăng 18,25% so với cùng kỳ năm 2017.
 * Doanh thu cảng biển tháng 6 năm 2018 của khối cảng trên địa bàn thành phố ước đạt 445,8 tỷ đồng, tăng 1,13% so với tháng trước, tăng 7,27% so với cùng kỳ. Cộng dồn 6 tháng/2018 doanh thu cảng biển ước đạt 2.394,2 tỷ đồng, tăng 4,23% so với cùng kỳ năm trước.
9. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thành phố Hải Phòng tháng 6 năm 2018 tăng 0,61% so với tháng trước, tăng 5,53% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,14% so với tháng 12/2017. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm chỉ số giá tháng 6/2018 tăng so với tháng trước với mức tăng như sau: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,77%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,16%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,01%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,70%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; nhóm giao thông tăng 0,71%; nhóm giáo dục tăng 1,87%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,60%. Có 01 nhóm hàng giảm là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,13%. Nhóm bưu chính viễn thông ổn định.
Nguyên nhân chính làm CPI tháng 6/2018 tăng là chỉ số giá thực phẩm tăng 1,46% làm cho CPI chung tăng 0,33%; chỉ số giá gas tăng 5,06% làm cho CPI chung tăng 0,05%; chỉ số giá xăng, dầu diesel tăng 2,35% làm CPI chung tăng 0,08%; chỉ số giá dịch vụ giáo dục tăng 2,05% làm cho CPI chung tăng 0,13%...
Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 6/2018 giảm 1,50% so với tháng trước, do sau khi thu hoạch vụ đông xuân, nguồn cung thóc gạo dồi dào nên giá giảm; giá thực phẩm tăng 1,46% so với tháng trước do giá thịt gia súc tươi sống tăng. Giá thịt lợn hơi tiếp tục tăng do sau một thời gian dài thua lỗ, nhiều hộ chăn nuôi giảm dần việc chăn nuôi nên số lượng đàn lợn giảm.
* Chỉ số giá vàng 99,99% và Đô la Mỹ:
- Chỉ số giá vàng tháng 6/2018 giảm 0,84% so với tháng trước, tăng 4,43% so với cùng tháng năm 2017, tăng 2,52% so với tháng 12 năm trước. Giá vàng bình quân tháng 6/2018 dao động ở mức 3,657 triệu đồng/chỉ, giảm 31.000 đồng/chỉ.
- Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2018 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 0,50% so với cùng tháng năm 2017, tăng 0,45% so với tháng 12 năm trước. Tỷ giá USD/VND bình quân tháng 6/2018 dao động ở mức 22.854 đồng/USD, giảm 49 đồng/USD.
10. Bưu chính viễn thông
* Bưu chính, viễn thông Hải Phòng
Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông Hải Phòng tháng 6 năm 2018 ước đạt 121,8 tỷ đồng, tăng 4,36% so với tháng trước, tăng 2,08% so với cùng tháng năm 2017. Ước tính 6 tháng/2018 doanh thu bưu chính, viễn thông đạt 682,2 tỷ đồng, tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước.
Số thuê bao điện thoại phát triển mới tháng 6 năm 2018 ước đạt 1.580 thuê bao, giảm 1,56% so với tháng trước, tăng 34,24% so với cùng tháng năm 2017. Ước tính 6 tháng/2018 số thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 6.854 thuê bao, giảm 12,53% so với cùng kỳ năm trước.
Số thuê bao Internet phát triển mới tháng 6 năm 2018 ước đạt 3.000 thuê bao, tăng 9,09% so với tháng trước, giảm 46,17% so với cùng tháng năm 2017. Ước tính 6 tháng/2018 số thuê bao Internet phát triển mới đạt 20 ngàn thuê bao, giảm 41,11% so với cùng kỳ năm trước.
* Chi nhánh Trung tâm viễn thông quân đội Viettel
Tổng doanh thu của Chi nhánh viễn thông quân đội Viettel tháng 6 năm 2018 ước đạt 120,0 tỷ đồng, tăng 1,69% so với tháng trước, tăng 15,38% so với cùng tháng năm trước. Ước tính 6 tháng/2018 tổng doanh thu của Chi nhánh viễn thông quân đội Viettel ước đạt 671 tỷ đồng, tăng 8,75% so với cùng kỳ năm trước.
Số máy thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 6.317 thuê bao, tăng 5,02% so với tháng trước, giảm 23,06% so với cùng tháng năm 2017. Ước tính 6 tháng/2018 số máy thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 33,6 ngàn thuê bao, giảm 12,15% so với cùng kỳ năm trước.
Số thuê bao Intenet phát triển mới tháng 6/2018 ước đạt 1.650 thuê bao, tăng 5,03% so với tháng trước, tăng 8,31% so với cùng tháng năm trước. Ước tính 6 tháng/2018 số thuê bao Intenet phát triển mới đạt 9.633 thuê bao, tăng 10,72% so với cùng kỳ năm trước.
11. Hoạt động tài chính, ngân hàng
11.1. Tài chính

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tháng 6/2018 ước đạt 5.609,8 tỷ đồng, ước 6 tháng/2018 đạt 33.351,3 tỷ đồng, bằng 95,5% so cùng kỳ năm trước, trong đó: thu nội địa tháng 6 ước đạt 1.956,9 tỷ đồng, ước 6 tháng/2018 đạt 11.375 tỷ đồng, tăng 17,2% so cùng kỳ; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 6/2018 ước đạt 3.500 tỷ đồng, ước 6 tháng/2018 đạt 20.109 tỷ đồng, bằng 85,5% so cùng kỳ.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 235 tỷ đồng, ước 6 tháng/2018 đạt 1.421 tỷ đồng, tăng 2,3% so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 250 tỷ đồng, ước 6 tháng/2018 đạt 1.633,4 tỷ đồng, tăng 1,8% so với cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 268,5 tỷ đồng, ước 6 tháng/2018 đạt 1.912,9 tỷ đồng, tăng 18,4% so cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách địa phương tháng 6/2018 ước đạt 3.001,9 tỷ đồng, ước 6 tháng/2018 đạt 9.708,6 tỷ đồng, bằng 84,8% so với cùng kỳ, trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 1.724,2 tỷ đồng, ước 6 tháng/2018 đạt 4.944,9 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cùng kỳ; chi thường xuyên đạt 747,3 tỷ đồng, ước 6 tháng/2018 đạt 4.034,9 tỷ đồng, bằng 92,8% so cùng kỳ.
11.2. Ngân hàng
* Công tác huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước thực hiện đến hết tháng 6 năm 2018 đạt 176.417 tỷ đồng, tăng 13,64% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo loại tiền: Huy động bằng VND ước đạt 165.091 tỷ đồng, tăng 13,65% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 93,58%; ngoại tệ ước đạt 11.326 tỷ đồng, tăng 13,50% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 6,42%.
Theo hình thức huy động: Huy động tiền gửi tiết kiệm ước đạt 123.315 tỷ đồng, tăng 12,38% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 69,99%; tiền gửi thanh toán ước đạt 48.417 tỷ đồng, tăng 13,84% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 27,44%; phát hành giấy tờ có giá ước đạt 4.685 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,57%.
* Công tác tín dụng:
Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước thực hiện đến hết tháng 6 năm 2018 đạt 106.948 tỷ đồng, tăng 16,88% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: Cho vay bằng VND đạt 97.983 tỷ đồng, tăng 15,92% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 91,62%. Cho vay ngoại tệ (quy đổi VND) ước đạt 8.965 tỷ đồng, tăng 28,48% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 8,38%.
Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn vay: Cho vay ngắn hạn ước đạt 49.425 tỷ đồng, tăng 25,05% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 46,22%; cho vay trung, dài hạn ước đạt 57.523 tỷ đồng, tăng 10,66% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 53,78%.
12. Xuất nhập khẩu hàng hóa
12.1. Xuất khẩu hàng hoá

Kim ngạch xuất khẩu tháng 6/2018 ước đạt 704,3 triệu USD, tăng 0,83% so với tháng trước; trong đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 168,4 triệu USD, tăng 0,44%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 535,9 triệu USD, tăng 0,96%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2018 tăng 26,19%, trong đó: khu vực kinh tế trong nước tăng 20,59%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 28,05%.
Tính chung 6 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3.911,0 triệu USD, tăng 25,34% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 964,3 triệu USD, tăng 19,36%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.946,7 triệu USD, tăng 27,43%.
Một số mặt hàng xuất khẩu trong 6 tháng/2018 có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản phẩm Plastic đạt 204,1 triệu  USD, tăng 17,04%; hàng dệt may đạt 206,2 triệu  USD, tăng 19,56%; giày dép đạt 776,1 triệu USD, tăng 22,93%; hàng điện tử đạt 198,7 triệu USD, tăng 29,66%; dây điện và cáp điện đạt 314,4 triệu USD, tăng 24,73%....
12.2. Nhập khẩu hàng hóa    
Kim ngạch nhập khẩu tháng 6/2018 ước đạt 666,4 triệu USD, tăng 3,34% so với tháng trước, trong đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 172,7 triệu USD, tăng 2,31%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 493,7 triệu USD, tăng 3,71%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6/2018 tăng 18,4%, trong đó: khu vực kinh tế trong nước tăng 13,71%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,13%.
Tính chung 6 tháng năm 2018, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3.736,6 triệu USD, tăng 19,16% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 955,7 triệu USD, tăng 15,19%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.780,9 triệu USD, tăng 20,59%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng/2018 tăng cao hơn so với cùng kỳ: hóa chất đạt 46,3 triệu USD, tăng 20,59%; phụ liệu hàng may mặc đạt 109,1 triệu USD, tăng 18,84%; phụ liệu giày dép đạt 495,2 triệu USD, tăng 18,76%; vải may mặc đạt 65,4 triệu  USD, tăng 19,38%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 496,8 triệu USD, tăng 17,54%.
II. VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Lao động - thương binh, xã hội

* Công tác Lao động, việc làm
Tháng 6 năm 2018 sàn giao dịch việc làm thành phố đã tổ chức 04 phiên giao dịch việc làm, với 135 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, nhu cầu tuyển dụng là 8.729 lượt lao động. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2018 sàn giao dịch việc làm đã tổ chức 16 phiên giao dịch với sự tham gia tuyển dụng của 572 lượt doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng 34.563 lượt lao động. Cung lao động tại Sàn đạt 39.823 lượt người, gấp gần 1,15% nhu cầu tuyển dụng. Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong 6 tháng đầu năm ước đạt 28.000 lượt, bằng 51,38% kế hoạch năm và bằng 99,37% cùng kỳ năm 2017 do xuất khẩu lao động giảm 54,55%.
Số lượng đăng kí bảo hiểm thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm là 6.907 người (tăng 5,71 % so với cùng kỳ năm 2017), giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 5.462 người (giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2017), với kinh phí hơn 77 tỷ đồng (tăng 2,18%); hướng dẫn, tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể 54 doanh nghiệp (bằng 83% so với cùng kỳ năm 2017); hướng dẫn, thẩm định và ra thông báo thực hiện nội quy lao động được 44 doanh nghiệp (bằng 93% so với cùng kỳ năm 2017). Ước tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội là 30,9%, tăng 2,33% so cùng kỳ năm 2017, đạt 97% kế hoạch năm 2018.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra 03 cuộc đình công với 1.877 lao động tham gia (giảm 02 cuộc và tăng 317 lao động so với cùng kỳ năm 2017); xảy ra 08 vụ tai nạn lao động làm chết 08 người (tăng 01 vụ và 01 người chết so với cùng kỳ năm 2017).
* Công tác giáo dục nghề nghiệp
Trong 6 tháng năm 2018 đã tổ chức thành công Kỳ thi tay nghề cấp thành phố và tham gia Kỳ thi tay nghề toàn quốc năm 2018, đoàn Hải Phòng đạt 02 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 09 giải khuyến khích, đứng 8/54 đoàn tham gia. Ước tuyển sinh đào tạo đến hết tháng 6/2018 được 18.000 học sinh, sinh viên đạt 35,3% kế hoạch năm và bằng 104% so với cùng kỳ năm 2017. Ước tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 79%, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 100% kế hoạch quý 2 năm 2018, trong đó 32,5% lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ từ 3 tháng trở lên.
* Công tác người có công
Tháng 6 năm 2018 đã tiến hành giải quyết chế độ chính sách đối với 589 trường hợp; đề nghị công nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng đối với 10 trường hợp. Trong 6 tháng đầu năm 2018 đã giải quyết chế độ chính sách cho 4.804 trường hợp; công nhận, đề nghị công nhận 225 người có công; đề nghị cấp lại 357 bằng Tổ quốc ghi công bị mất, hỏng; thẩm định 5.346 đối tượng người có công.
* Công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội
Tháng 6/2018, tiếp nhận 06 đối tượng vào các Trung tâm bảo trợ xã hội, tập trung được 100 lượt người lang thang. Tính chung 6 tháng/2018 đã tiếp nhận 30 đối tượng vào điều trị, chăm sóc nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nâng tổng số lượng tại các trung tâm lên 707 người, bằng 104,1% cùng kỳ năm trước.
* Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
Sáu tháng đầu năm 2018 ước tổ chức quản lý, cai nghiện ma túy tập trung tại các cơ sở cai nghiện ma túy cho 2.073 lượt người, bằng 97,36% so với cùng kỳ năm 2017; cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho 193 người, bằng 102,65% cùng kỳ năm trước.
2. Giáo dục - Đào tạo
Cho đến nay các ngành học, cấp học đã triển khai thực hiện xong nhiệm vụ học kỳ II, hoàn thành nhiệm vụ năm học năm học 2017 - 2018. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, nội dung, phương pháp giảng dạy từng bước được đổi mới.
 Giáo dục Mầm non: Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm được triển khai sâu rộng và sáng tạo tại các đơn vị giáo dục. Các chỉ tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, số trường thực hiện chương trình mầm non mới, số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia... được duy trì ổn định, một số chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra.
Giáo dục Tiểu học: Tỷ lệ huy động số trẻ trong độ tuổi đi học tiểu học đạt 100%, tỷ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,7%; vận động trẻ em khuyết tật học hòa nhập, giảm tỉ lệ lưu ban, không có học sinh bỏ học, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1; tỷ lệ học sinh được học ngoại ngữ trên 90%; nâng cao tỷ lệ học sinh học tin học trên 56,8%.
Giáo dục Trung học: Các đơn vị tiếp tục thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tỷ lệ huy động học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; tỷ lệ công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,8%. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2018, thành phố Hải Phòng đứng thứ 2 toàn quốc, duy trì thành tích năm thứ tư liên tiếp, với 91/106 thí sinh đoạt giải,trong đó: 11 giải nhất, 24 giải nhì, 28 giải ba, 28 giải khuyến khích. Trong kỳ thi chọn học sinh dự thi Olympic quốc tế năm 2018, Hải Phòng có 03 học sinh được lựa chọn (Toán học 02, Sinh học 01). Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ tiến hành tổ chức từ ngày 23/6/2018 đến 27/6/2018, Sở Giáo dục và đào tạo dự kiến số điểm thi là 42 với 20.101 thí sinh tham gia.
3. Y tế và An toàn vệ sinh thực phẩm
* Công tác y tế dự phòng
Tình hình phòng chống dịch bệnh: Trong những tháng đầu năm 2018 ngành y tế đã chủ động, tăng cường công tác phòng, chống, ngăn chặn các loại dịch bệnh; kiểm tra đánh giá điều kiện vệ sinh, giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt theo Thông tư 50/2015/TT-BYT cho các công ty cấp nước; kiểm tra công tác y tế trường học (290 trường). Một số bệnh truyền nhiễm trong 6 tháng đầu năm có số ca mắc ổn định, xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, không xuất hiện các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm. Cụ thể: 08 ca bệnh sốt xuất huyết (giảm 16 ca so với cùng kỳ năm 2017); 800 ca tay chân miệng (tăng 10 ca); 350 ca thủy đậu (giảm 592 ca); 1.300 ca tiêu chảy (giảm 108 ca); 200 ca nhiễm cúm (giảm 813 ca); 110 ca viêm não virus (tăng 63 ca).
Công tác khám chữa bệnh được chú trọng, thực hiện khám chữa bệnh thông thường với phát triến kỹ thuật y tế cao, chuyên sâu tại các bệnh viện tuyến thành phố, tăng cường giám sát chất lượng khám chữa bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm soát kê đơn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
* Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong nửa đầu năm 2018 đã có nhiều đợt kiểm tra về chất lượng an toàn thực phẩm. Tính đến ngày 30 tháng 5 năm 2018 tổng số cơ sở được kiểm tra là 15.089 cơ sở, có 11.486 cơ sở đạt, 3603 cơ sở không đạt, 114 cơ sở bị xử phạt hành chính, trong đó 03 cơ sở bị cảnh cáo, 111 cơ sở bị phạt tiền (tổng số tiền phạt là  327 tỷ đồng), 07 cơ sở bị huỷ sản phẩm, 3.483 cơ sở bị nhắc nhở. Tỷ lệ cơ sở thanh kiểm tra đạt 76,1%, (cùng kỳ năm 2017 đạt 74,2%).
Trong 6 tháng đầu năm xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm làm 47 người bị ngộ độc, cụ thể: ngày 26/4/2018 xảy ra 01 vụ ngộ độc bếp ăn tập thể làm 18 người bị ngộ độc tại huyện Vĩnh Bảo; ngày 06/5/2018 xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn cua biển tại 1 đám cưới làm 29 người bị ngộ độc ở huyện Thuỷ Nguyên. Các ca bệnh có triệu chứng buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy, mẩn ngứa… đã được điều trị ổn định, không gây nguy hiểm tính mạng.
4. Văn hóa - Thể thao
Công tác văn hóa: Tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng kỷ niệm các sự kiện, các ngày tết, ngày lễ lớn trong 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố với nhiều hoạt động đạt trình độ cao về chất lượng nghệ thuật, năng lực tổ chức. Tiêu biểu là các chương trình nghệ thuật đêm giao thừa - đón xuân Mậu Tuất 2018, hoạt động giao lưu văn hóa Nhật Bản và Triển lãm hoa Anh đào tại Hải Phòng năm 2018, giao lưu văn hóa Việt Nam Trung Hoa, Colombia; các chương trình nghệ thuật Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân; Đêm hội “Hải Phòng vươn ra biển lớn” chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2018. Các hoạt động, lễ hội diễn ra tuyệt đối an toàn được nhiều người dân và du khách tích cực hưởng ứng và ủng hộ. Các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp tham gia Liên hoan kịch nói và ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc; Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc năm 2018 đều đạt những thành tích ấn tượng.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tiếp tục được quan tâm, tập trung đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và phát triển văn hóa nông thôn; hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
Công tác thể thao: Tổ chức và phối hợp tổ chức thành công 28 giải thi đấu thể dục thể thao quần chúng huy động được sự tham gia tích cực của các quận, huyện, đơn vị trên địa bàn thành phố. Thể thao thành tích cao tiếp tục duy trì và phát huy thành tích tại một số môn thể thao mũi nhọn. Trong 6 tháng đầu năm 2018, đoàn thể thao Hải Phòng đã tham gia thi đấu 25 giải thể thao quốc gia, quốc tế, giành 76 huy chương các loại, trong đó: 35 huy chương Vàng, 18 huy chương Bạc và 23 huy chương Đồng. Tiếp tục tổ chức 11 môn thi đấu trong Chương trình Đại hội Thể dục thể thao thành phố lần thứ VIII. Công tác xây dựng lực lượng vận động viên tiếp tục được chú trọng và hoàn thiện đề án Đoàn vận động viên tham dự Đại hội Thể dục thể toàn quốc lần thứ VIII và đề án phát triển bóng đá Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
5. Tình hình trật tự an toàn giao thông
Từ ngày 16/5/2018 đến ngày 15/6/2018 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 08 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm chết 07 người và 07 người bị thương. Số vụ giảm 04 vụ so với tháng 5/2018 nhưng tăng 01 người bị thương. So với tháng 6 năm 2017 số vụ tai nạn giao thông và số người chết giảm 01 vụ, số người bị thương tăng 03 người.
Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2018 toàn thành đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông đường bộ, 01 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm 39 người chết, bị thương 23 người, nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông, rẽ sai làn đường, vượt xe khác không đúng qui định... So với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giảm 04 vụ (giảm 7,69%), số người chết giảm 15 người (giảm 27,78%), số bị thương giảm 01 người và không có vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra.
6. Công tác phòng chống cháy, nổ
Trong tháng 6/2018 đã xảy ra 13 vụ cháy, tăng 08 vụ so với tháng 5/2018, trong đó có 04 vụ cháy 4,9 ha thảm thực bì rừng ở huyện Thủy Nguyên. Thiệt hại tài sản ước tính 722 triệu đồng bao gồm 02 vụ cháy nhà dân, thiệt hại 45 triệu đồng; 05 vụ cháy ở cơ quan, doanh nghiệp, thiệt hại 677 triệu đồng và 02 vụ cháy đang xác định giá trị thiệt hại. Các vụ cháy không gây thiệt hại về người.
Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 66 vụ cháy, nổ, tăng 15 vụ so với cùng kỳ (tăng 29,41%). Các vụ cháy, nổ đã làm 04 người chết và 05 người bị thương (tăng 03 người chết, số người bị thương giảm 01 người so cùng kỳ), ước giá trị thiệt hại 10.588,8 triệu đồng. Chủ yếu các vụ cháy xảy ra ở hộ dân cư, nguyên nhân do sự bất cẩn của người dân. Nhìn chung công tác phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn, các vụ cháy xảy ra đã được cảnh sát phòng cháy chữa cháy cứu hộ, cứu nạn nhanh chóng kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn.
Khái quát lại, kinh tế - xã hội thành phố 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục giữ được đà tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 16,03%, cao nhất từ trước đến nay, đứng thứ 3 cả nước và cao hơn nhiều tỉnh, thành phố lớn; hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của thành phố đạt mức tăng cao so với cùng kỳ; tình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như: giải phóng mặt bằng tại một số dự án hạ tầng kỹ thuật của thành phố chưa đảm bảo tiến độ; thu ngân sách chưa đạt như kỳ vọng; xuất hiện một số dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp như cúm gia cầm, lùn sọc đen…
Sáu tháng cuối năm, kinh tế cả nước và thành phố dự báo có nhiều thuận lợi, bên cạnh đó tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; các ngành, địa phương, đơn vị cần thực hiện nghiêm túc và đồng bộ chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đã đề ra trong năm 2018, trong đó tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:
Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tích cực tăng thu ngân sách.
Hai là, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn thành phố.
Ba là, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
Bốn là, tiếp tục chăm lo đến công tác an sinh, phúc lợi xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, trị an./.
 

Tác giả bài viết: Cục Thống kê Hải Phòng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây