Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 3/2019

Thứ sáu - 29/03/2019 15:08
Năm 2019 là năm tăng tốc trong thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố 5 năm 2016 - 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV
Trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2019 được dự báo sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng từ năm 2017, 2018, trong nước kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin vào cải cách môi trường đầu tư kinh doanh được củng cố. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, kinh tế thành phố Hải Phòng vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường, nhu cầu đầu tư phát triển lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp…
Từ những kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2018, ngay từ những tháng đầu năm 2019, Ủy ban nhân thành phố đã tập trung cao công tác chỉ đạo, điều hành để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2019. Năm 2019 thành phố tiếp tục chọn chủ đề chủ đề năm "Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách - Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh", được các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc và đồng bộ. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các Sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm kỷ cương công vụ, tập trung ngay vào công việc và ổn định sản xuất, kinh doanh. Do vậy, quý I năm 2019 tình hình kinh tế - xã hội của thành phố phát triển ổn định, nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt tốc độ tăng cao so với cùng kỳ như: sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, hoạt động thương mại dịch vụ đáp ứng tốt cho nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; nhiều công trình, dự án trọng điểm được khánh thành đưa vào sử dụng hoặc được tích cực triển khai thực hiện. Kết quả quý I năm 2019 đạt được như sau:

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Về tăng trưởng kinh tế

 

Cơ cấu GRDP (%)

Tốc độ tăng trưởng
so với cùng kỳ(%)
 (Theo giá SS 2010)

Đóng góp vào mức tăng trưởng quý I/2019 (điểm%)

TỔNG SỐ

100,00

15,05

15,05

- Nông lâm, nghiệp và thủy sản

3,89

1,89

0,08

- Công nghiệp - Xây dựng

47,03

21,45

9,56

- Thương mại - Dịch vụ

43,42

10,24

4,64

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp

5,66

13,50

0,77

    

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010, ước tính quý I năm 2019 đạt 37.799,3 tỷ đồng, tăng 15,05% so cùng kỳ năm trước (quý I/2018 tăng 15,01%), trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,89% (kế hoạch tăng 1,98%); đóng góp 0,08 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 21,45% (kế hoạch tăng 22,11%), đóng góp 9,56 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực dịch vụ tăng 10,24% (kế hoạch tăng 10,90%), đóng góp 4,64 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng 1,89%, thấp hơn mức tăng 3,31% của quý I/2018, trong đó ngành thủy sản có mức tăng cao nhất, tăng 5,95% so với cùng kỳ năm trước; ngành lâm nghiệp giảm 1,5%; ngành nông nghiệp giảm  0,03% do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi. 
Trong khu vực công nghiệp - xây dựng, ngành công nghiệp tăng 21,88% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 8,68 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung, trong đó chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 25,39%, đóng góp 9,12 điểm phần trăm, trong đó chủ lực là đóng góp của các tập đoàn LG, tập đoàn GE, công ty TNHH may Regina Miracle, Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast và công ty TNHH VinSmart của tập đoàn Vingroup...; ngành xây dựng tăng 18,01%, đóng góp 0,88 điểm phần trăm. Năm 2019 thành phố Hải Phòng tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông đô thị trọng điểm, các dự án xây dựng lớn của các khu vực kinh tế vẫn tiếp tục được triển khai, thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Khu vực dịch vụ tăng 10,24% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2019 hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố nhìn chung ổn định, tăng trưởng khá. Trong khu vực dịch vụ đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng chung như sau: bán buôn, bán lẻ tăng 11,34%, đóng góp 1,07 điểm phần trăm vào mức tăng chung; vận tải, kho bãi tăng 13,48%, đóng góp 2,16 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,37%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm...
Về cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp giữ mức hợp lý, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần, trong khi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao ở các ngành kinh tế. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu tích cực phù hợp với yêu cầu thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cụ thể: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 3,89%, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 47,03%; khu vực dịch vụ chiếm 43,42%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,66 %.
2. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số phát triển sản xuất (PTSX) công nghiệp (IIP) tháng 3/2019 ước tăng 40,40% so với tháng trước và tăng 24,21% so với cùng kỳ. Dự tính quý I năm 2019  IIP tăng 24,10% so với cùng kỳ.
 
Phân ngành theo cấp 1, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì tốc độ tăng cao, tăng 28,52%; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 24,06; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 13,82%, đóng góp 0,3 điểm phầm trăm vào mức tăng chung; riêng ngành sản xuất và phân phối điện giảm 14,02%.
Trong 51 nhóm ngành kinh tế cấp 4 có 29 ngành có chỉ số sản xuất tăng trong đó: ngành sản xuất mô tơ, máy phát điện là ngành có mức tăng cao nhất, tăng 211,16%; tiếp theo ngành sản xuất thiết bị truyền thông tăng 140,05%; ngành tái chế phế liệu đứng thứ 3 với mức tăng 114,71%...

Có 22 ngành có chỉ số sản xuất giảm, trong đó: sản xuất đồ chơi tiếp tục giảm 98,81%; dịch vụ in giảm 48,97%; sản xuất bia giảm 34,8%; sản xuất, truyền tải và phân phối điện giảm 14,02%;...

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP)

 

 

 

 

Ước tính tháng

3/2019 so với tháng trước (%)

Ước tính tháng 3/2019 so với cùng kỳ (%)

Quý I năm 2019 so với cùng kỳ (%)

Tổng số

140,40

124,21

    124,10

Chia theo ngành cấp 1

 

 

 

Khai khoáng

123,54

110,36

    124,06

Công nghiệp chế biến , chế tạo

141,68

128,06

    128,52

Sản xuất và phân phối điện

130,69

  90,00

      85,98

Cung cấp nước và xử lý rác thải

110,67

 115,61

    113,82


Quý I/2019, các doanh nghiệp FDI vẫn giữ vai trò quan trọng và đóng góp tích cực cho tăng trưởng công nghiệp thành phố:  
Chi nhánh công ty TNHH GE Hải Phòng với dòng chủ đạo là máy phát điện tuabin gió và các linh kiện hệ thống điều khiển điện. Dự kiến tháng 3/2019, sản lượng sản xuất và doanh thu đều cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Kết quả này là nỗ lực cải tiến, ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, không ngừng nâng cao hiệu suất của nhà máy cùng với lượng đơn hàng dồi dào từ nhà máy tại Trung Quốc chuyển sang. Đầu năm 2019 chi nhánh GE Hải Phòng đã được Tập đoàn GE công bố là 1 trong 5 nhà máy thông minh trên toàn thế giới, mô hình nhà máy thông minh giúp GE Hải Phòng tối ưu hóa sản xuất, giảm 20% hàng tồn kho  trong khi năng suất tăng thêm 20%. Thời gian tới nhà máy dự định tuyển thêm 500 lao động.
Ba doanh nghiệp thuộc tập đoàn LG trong quý I năm 2019 dự kiến đóng góp cho ngành công nghiệp thành phố 29 nghìn tỷ đồng doanh thu, tăng 43% so cùng kỳ, thu hút và tạo việc làm cho gần 13 nghìn lao động. Dự kiến trong năm 2019, các dự án của tập đoàn LG sẽ tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm, đóng góp lớn cho tăng trưởng công nghiệp thành phố. 
Công ty TNHH may Regina Miracle là doanh nghiệp công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất trên địa bàn thành phố. Sau 3 năm đi vào hoạt động hiện 3 nhà máy của doanh nghiệp đã ổn định sản xuất, dự kiến quý I/2019 sản lượng sản xuất tăng 16,58% so cùng kỳ, tốc độ này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của quý I/2018 (tăng 115,67%). Dự kiến thời gian tới khi nhà máy D đi vào sản xuất sẽ làm tăng sản lượng sản xuất của doanh nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng ngành may mặc, tạo thêm việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh các doanh nghiệp FDI có quy mô lớn sản xuất ổn định, thu hút tạo việc làm cho nhiều lao động, sản xuất công nghiệp thành phố quý I/2019 cũng ghi nhận đóng góp của các doanh nghiệp, dự án công nghiệp trong nước, trong đó nổi bật là 2 dự án công nghiệp của tập đoàn Vingroup:
Tổ hợp sản xuất ô tô và xe máy điện VinFast: dự kiến tháng 3/2019 sản lượng sản xuất đạt hơn 4,88 nghìn sản phẩm xe máy điện, tiêu thụ trên 3,3 nghìn sản phẩm. Bên cạnh sản phẩm xe máy điện, ngày 06/3/2019, nhà máy đã hoàn thành sản xuất thử nghiệm thành công chiếc xe ô tô đầu tiên tại Hải Phòng, dự kiến sản xuất hàng loạt vào tháng 6/2019. Với sản phẩm chất lượng cao, thân thiện môi trường, giá bán hợp lý, sản phẩm ô tô, xe điện của doanh nghiệp dự kiến sẽ tạo được lòng tin với người tiêu dùng, tạo nên những giá trị mới cho công nghiệp thành phố.
Công ty TNHH VinSmart được thành lập từ tháng 6/2018, công suất 5 triệu sản phẩm/năm, với nguồn tài chính mạnh cùng sự đầu tư bài bản, công ty TNHH VinSmart quyết tâm tạo ra các sản phẩm chất lượng và tham vọng giành 30% thị phần điện thoại tại Việt Nam. Đi vào sản xuất chính thức từ tháng 12/2018, các sản phẩm của doanh nghiệp thuộc nhóm giá rẻ và tầm trung, phân khúc phù hợp với điều kiện tài chính của phần đông người dùng Việt hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm. Tháng 02/2019 sản xuất đạt 43 nghìn sản phẩm, tiêu thụ 26 nghìn sản phẩm, doanh thu 112,9 tỷ đồng; dự kiến tháng 3 sản xuất và tiêu thụ đều tăng so với tháng 2/2019.
Bên cạnh các dự án công nghiệp FDI đi vào sản xuất từ những năm trước như  LS Vina, Kyocera, Fuji Xerox, Robotech tăng công suất, đầu tư mở rộng…, các doanh nghiệp công nghiệp truyền thống trong nước như sản xuất sản phẩm từ plastic, sản xuất thuốc, sản xuất giày dép, may mặc,... đều có những tín hiệu tốt cho sản xuất cả năm ngay từ quý I/2019. Các doanh nghiệp này đều có dự tính sản xuất quý I tăng so cùng kỳ như: sản xuất máy văn phòng tăng 35,13%; sản xuất dây và cáp điện tăng 25,53%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 2,83%; sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng 38,42%; các ngành sử dụng nhiều lao động như sản xuất giày dép tăng 4,29%; may mặc tăng 13,17%...
Tuy nhiên, tháng 3 và quý I/2019 một số ngành sản xuất lớn của thành phố vẫn gặp khó khăn, có tốc độ sản xuất tăng thấp hoặc giảm so cùng kỳ:
Sản xuất xi măng tiếp tục khó khăn, trong điều kiện thị trường nội địa cung đang vượt quá cầu, cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất quý I/2019 ước giảm 0,37% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ quý I/2019 dự kiến đều thấp hơn các quý khác trong năm do quý I có Tết âm lịch là thời điểm các hoạt động xây dựng ngưng trệ, ảnh hưởng đến tiêu thụ, sản xuất xi măng.
Sản xuất sắt thép quý I/2019 dự kiến giảm 12,66% so với cùng kỳ,  là mức sản lượng thấp nhất so với cùng kỳ 2 năm (quý I/2017 tăng 40,51%, quý I/2018 giảm 1,4% so với cùng kỳ), do cung đang vượt quá cầu, cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường nội địa, giá thép biến động, phôi nguyên liệu khan hiếm đã đẩy giá thành sản xuất tăng cao ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó công ty TNHH thép VSC-Posco đã hết thời hạn liên doanh, dừng sản xuất từ tháng 02/2019, doanh nghiệp tập trung tiêu thụ hết hàng tồn kho. Với sản lượng sản xuất bình quân khoảng 20 nghìn tấn/tháng, việc doanh nghiệp dừng sản xuất ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng của ngành sản xuất sắt thép nói riêng và công nghiệp thành phố nói chung.
Ngành sản xuất và phân phối điện quý I/2019 giảm 14,02% so với cùng kỳ, trong đó công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng dự kiến tháng 3/2019 khối lượng điện sản xuất bằng 88% so cùng kỳ, quý I/2019 ước khối lượng điện sản xuất chỉ bằng 83,2% so với cùng kỳ do nguyên liệu sản xuất đầu vào là than không dự trữ được nhiều, giá cao.
Ngành sản xuất bia quý I/2019 sản xuất giảm 34,8% so với cùng kỳ do khối lượng bia đóng chai, bia hơi, bia lon đều giảm sút.
Ngành sản xuất bê tông sau nhiều tháng tăng trưởng cao do tác động tích cực từ các dự án đầu tư xây dựng lớn đang triển khai trên địa bàn, ước tốc độ PTSX quý I/2019 chỉ tăng 10,71% so cùng kỳ (quý I/2018 tăng 175,5%), do sau Tết Nguyên đán tiến độ xây dựng của một số công trình bị chậm lại dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm.
Ngành sản xuất đồ chơi quý I/2019 sản xuất giảm mạnh 98,81% do công ty TNHH Thanh Sang chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất sang Hải Dương, công ty TNHH Vĩnh Chân sau chia tách cũng có kế hoạch chuyển địa điểm sản xuất, hiện các doanh nghiệp đã dừng sản xuất chỉ còn tiêu thụ hàng tồn kho, dự kiến  2000 lao động mất việc làm sau khi 2 doanh nghiệp chuyển đi. Sản xuất văn phòng phẩm của công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hải Phòng quý I/2019 sụt giảm đáng kể, giảm 23,1% so cùng kỳ do tình trạng khan hiếm lao động sau Tết, doanh nghiệp không tuyển dụng đủ lao động cho nhu cầu sản xuất các đơn hàng đã ký kết...
* Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2019 tăng 32% so với tháng trước và giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 3 tháng năm 2019 chỉ số tiêu thụ giảm 1,1%, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao so cùng kỳ: sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản tăng 37,1%; sản xuất bánh bi, bánh răng, hộp số tăng 11,7%; sản xuất plastic và cao su tổng hợp tăng 15,5%; sản xuất đồ điện dân dụng tăng 64,3%; sản xuất môtơ máy phát tăng 142% ...
Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: sản xuất thiết bị truyền thông giảm 48,4%; sản xuất bia giảm 35,5%; sản xuất phân bón giảm 29,6%; sản xuất đồ chơi giảm 99,2%; sản xuất các sản phẩm khác từ cao su giảm 16,1%...
* Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 31/3/2019 tăng 5,7% so với tháng trước và tăng 19,6% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so cùng kỳ: sản xuất sắt, thép, gang tăng 21,2%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 74,3%; sản xuất cấu kiện kim loại tăng 43,5%; sản xuất các sản phẩm từ cao su tăng 38,4%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 169%; sản xuất phân bón tăng 121,4%... .
Một số ngành có chỉ số tồn kho so với cùng kỳ giảm như: sản xuất săm lốp cao su giảm 42,9%; sản xuất xi măng giảm 20,7%; sản xuất bi, bánh răng, hộp số giảm 14,2%...
* Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 31/3/2019 tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 7,6%; lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 7,9%; lao động doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10%. 
Chia theo ngành cấp I: ngành khai khoáng giảm 0,6%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,5%; ngành cung cấp nước, quản lý, xử lý nước rác thải, nước thải giảm 0,2%. 
Trong 51 ngành cấp 4, một số ngành chỉ số sử dụng lao động tăng cao: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 93,3%; sản xuất trang phục tăng 19,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,6%.Một số ngành có chỉ số sử dụng lao động giảm so cùng kỳ như: sản xuất đồ uống giảm 14,9%; sản xuất kim loại giảm 4,6%; khai khoáng giảm 0,6%; sản xuất khác (sản xuất đồ chơi) giảm mạnh 84,4%.
* Một số sản phẩm công nghiệp ước quý I năm 2019 so cùng kỳ: quần áo các loại đạt 31 triệu cái, tăng 0,5%; phân bón đạt 62,3 nghìn tấn, tăng 0,24%; màn hình khác đạt 2.571 nghìn cái, tăng 22,09%; máy giặt đạt 427,8 nghìn cái, tăng 60,1%; lốp hơi mới bằng cao su đạt 645,3 nghìn cái, giảm 4,5%; sắt thép các loại đạt 307,8 nghìn tấn, giảm 8,9%; xi măng Portland đen đạt 954,4 nghìn tấn, giảm 0,4%; điện sản xuất đạt 1.581,4 triệu Kwh, giảm 16,7%.
Trong quý I/2019 một số sản phẩm công nghiệp tăng cao so với quý IV/2018: máy giặt đạt 427,8 nghìn cái, tăng 3,5%; sổ sách, vở đạt 3,8 nghìn tấn, tăng 6,2%; đá vôi đạt 627 nghìn m3, tăng 264%; điện thoại di động đạt 1.526,7 nghìn cái, tăng 8,8%; màn hình khác đạt 2.571 nghìn cái, tăng 14,4%; điện sản xuất đạt 1.581,4 triệu Kwh, tăng 3,4%. Một số sản phẩm công nghiệp giảm so với quý IV/2018: nước mắm đạt 1.541 nghìn lít, giảm 32,4%; bê tông trộn sẵn đạt 173,4 nghìn m3, giảm 36,5%; thức ăn cho gia súc đạt 50 nghìn tấn, giảm 19,7%.
3. Hoạt động của doanh nghiệp
3.1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong tháng 3/2019, toàn thành phố có 252 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.015,4 tỷ đồng, giảm 27,17% về số DN và giảm 25,82% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân một DN đạt 4,03 tỷ đồng, tăng 1,76% so với cùng kỳ. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới trong tháng là 89 cơ sở, giảm 31,01% so với cùng kỳ.
Tính chung quý I năm 2019, toàn thành phố có 644 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 5.152,8 tỷ đồng, giảm 15,26% về số DN và tăng 28,86% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 8 tỷ đồng, tăng 52,09%. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới trong năm là 271 cơ sở, giảm 29,61% so với cùng kỳ năm trước.
Dự kiến trong tháng 3 năm 2019, thành phố có 9 DN và 65 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tiến hành thủ tục giải thể. Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2019, số DN thực hiện thủ tục giải thể là 50 và đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là 166 cơ sở.
Về thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: trong tháng 3 năm 2018 đã thực hiện 100 lượt yêu cầu giải trình tình hình hoạt động đối với các DN, thu hồi 30 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tính từ đầu năm, có 420 DN được yêu cầu giải trình tình hình hoạt động, 82 DN bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
3.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của 180 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy: có 66,66% số DN đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2019 so với quý IV/2018 tốt lên và giữ ổn định (27,22% DN đánh giá tốt lên và 39,44% DN đánh giá giữ ổn định), 33,34% cho rằng khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất khi có tới 72,46% DN đánh giá tốt lên và giữ ổn định (30,43% tốt lên, 42,03% giữ ổn định); tỷ lệ này ở khu vực DN nhà nước và DN ngoài nhà nước cho kết quả lần lượt là 57,14% (21,43% tốt lên; 35,71% giữ ổn định) và 63,91% (25,77% tốt lên và 38,14% giữ ổn định). 
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh quý I/2019, có 44,44% DN đánh giá khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 41,67% DN cho rằng không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 36,11% DN cho rằng nhu cầu thị trường trong nước thấp; 23,33% DN cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao và 16,67% DN cho rằng lãi suất vay vốn cao là yếu tố quan trọng.
Quý II/2019 dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khả quan, khởi sắc hơn so với quý I/2019, trong đó tỷ lệ số DN dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, tăng lên tới 61,45%; tỷ lệ DN dự báo ổn định là 24,58% và chỉ có 13,97% DN dự báo khó khăn hơn. Theo hình thức sở hữu, khu vực DN nhà nước có tỷ lệ DN dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và giữ ổn định ở quý II/2019 cao nhất với 92,86% (trong đó dự báo tốt lên là 71,43% và dự báo ổn định là 21,43%), tỷ lệ này ở khu vực DN ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 84,38% và 86,96%. Một số ngành dự báo khả quan về khối lượng sản xuất quý II/2019 tăng lên so với quý I/2019 như: sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, dệt, sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất thiết bị điện...
4. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
4.1. Trồng trọt

* Trồng trọt
Trong những tháng đầu năm 2019 điều kiện thời tiết thuận lợi, nắng ấm, không có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài, tình hình sâu bệnh được kiểm soát tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. 
Tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2019, diện tích lúa vụ Đông xuân đã gieo cấy ước đạt 32.975 ha, bằng 96,24% so với vụ Đông xuân năm trước và bằng 97,52% so với kế hoạch, hiện nay cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
Diện tích cây rau, màu vụ Đông xuân ước đạt 13.703,2 ha, bằng 90,55% so với vụ Đông xuân năm trước, trong đó: cây ngô đạt 585,2 ha, bằng 82,6%; cây khoai lang đạt 563,7 ha, bằng 88%; cây thuốc lào đạt 2.100 ha, bằng 99,38%; cây ớt cay đạt 716,9 ha, bằng 103,28%; nhóm cây rau các loại đạt 8.907,6 ha, bằng 90,82%.
Đến nay các loại cây rau màu vụ Đông đã và đang cho thu hoạch; năng suất, sản lượng cây trồng giữ được ổn định và có xu hướng tăng so với vụ Đông năm trước, sản phẩm tiêu thụ cơ bản thuận lợi và được giá. Năng suất cây ngô đạt 53,26 tạ/ha; khoai lang đạt 115,13 tạ/ha; nhóm cây rau các loại đạt 228,8 tạ/ha so với vụ Đông năm trước. Một số cây trồng có biến động lớn về sản lượng do biến động diện tích gieo trồng như: cây rau muống đạt 8.464,7 tấn, tăng 1.054,5 tấn; dưa chuột đạt 6.491 tấn, tăng 436,8 tấn... so với vụ Đông năm trước.
Trên cây trồng vụ Xuân, các đối tượng sinh vật gây hại mức độ thấp, cây trồng sinh phưởng phát triển thuận lợi. Trong thời gian tới cần tập trung phấn đấu cấy hết diện tích theo kế hoạch trong khung thời vụ tốt nhất, đẩy mạnh sản xuất rau màu vụ xuân, tiếp tục tập trung cao cho công tác chỉ đạo diệt chuột, giám sát chặt chẽ rầy lưng trắng (môi giới truyền bệnh lùn sọc đen) và các đối tượng dịch hại khác để bảo vệ sản xuất. 
* Chăn nuôi
Ước tính tháng 3 năm 2019, số lượng đầu con gia súc, gia cầm toàn thành phố hiện có như sau: đàn trâu đạt 4.896 con, bằng 97,01% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò đạt 12.623 con, bằng 97,14% so với cùng kỳ năm trước; chăn nuôi lợn giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, đàn lợn đạt 386.224 con, bằng 93,05% so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn gia cầm ước đạt 7.486,9 nghìn con, bằng 104,75% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà đạt 5.832,3 nghìn con, bằng 104,65%.
Giá con giống và thức ăn chăn nuôi vẫn giữ ổn định; giá sản phẩm chăn nuôi có biến động nhẹ do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu phi nên giá thịt lợn hơi xuất chuồng giảm so với tháng trước, giá gà ri lai ổn định. 
Tình hình dịch bệnh: trên địa bàn thành phố dịch tả lợn Châu Phi bắt đầu xảy ra từ ngày 22/02/2019 tại xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên. Tính đến 19 giờ ngày 24/3/2019 dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 858 hộ thuộc 8 huyện, quận: Thủy Nguyên, Tiên Lãng, An Dương, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Lão, Dương Kinh và Hải An. Số lợn bắt buộc phải tiêu hủy 10.721 con (gồm: 1.307 con lợn nái, 13 con lợn đực giống, 6.161 con lợn thịt, 3.240 con lợn con); trọng lượng tiêu hủy 578.750 kg.
Công tác phòng chống dịch bệnh: Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố, bên cạnh đó thành phố đã quyết định cấp 4,02 tỷ đồng triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch hành động và ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh tả lợn Châu Phi. Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng đã tổ chức tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với công tác giám sát dịch bệnh: các sở, ban, ngành đã chỉ đạo, phối hợp các địa phương tăng cường công tác giám sát dịch tới tận các cơ sở, hộ chăn nuôi nhằm phát hiện, xử lý dịch kịp thời, không để dịch xâm nhập, lây lan gây tác hại cho sản xuất chăn nuôi của thành phố.
Sản phẩm ngành chăn nuôi: Ước tính quý I/2019, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 203 tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước; thịt bò hơi xuất chuồng đạt 374,5 tấn, giảm 1,49% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 17,11 nghìn tấn, giảm 2,67% so với cùng kỳ năm trước; thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước 12,2 nghìn tấn, tăng 2,41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thịt gà ước tăng 4,02%.
4.2. Lâm nghiệp
Ước tính tháng 3 năm 2019, sản lượng gỗ khai thác đạt 210 m3, bằng 97,2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 2.950 ste, bằng 98,3% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 38,5 nghìn cây, bằng 97,5% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính quý I/2019, sản lượng gỗ khai thác đạt 585 m3, bằng 96,5% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 11.952 ste, bằng 97,1% so với cùng kỳ năm trước (với đặc thù của thành phố chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nên sản lượng gỗ, củi được khai thác và thu nhặt chủ yếu là từ cây lâm nghiệp trồng phân tán nên có xu hướng giảm); số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 68 nghìn cây, bằng 97,8% so với cùng kỳ năm trước. 
Trong tháng 3/2019 không có vụ cháy rừng nào xảy ra; quý I/2019, toàn thành phố xảy ra 01 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy là 0,85 ha và cháy thảm thực bì nên không ảnh hưởng đến diện tích rừng hiện có.
4.3. Thủy sản
Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tháng 3/2019 ước đạt 14.073,7 tấn, bằng 103,26% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính quý I/2019 sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 40.758,2 tấn, bằng 102,64% so với cùng kỳ năm trước.
        * Nuôi trồng
Diện tích nuôi trồng thủy sản quý I/2019 ước đạt 10.304,1 ha, bằng 101,14% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: cá các loại đạt 6.081,8 ha, bằng 102,19%; tôm các loại đạt 2.934,4 ha, bằng 99,87%; thủy sản khác đạt 1.287,9 ha, bằng 99,23%.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch tháng 3/2019 ước đạt 5.938,9 tấn, bằng 101,52% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: cá các loại đạt 3.654,9 tấn, bằng 99,98%; tôm các loại đạt 539,5 tấn, bằng 99,91%; thủy sản khác đạt 1.744,5 tấn, bằng 105,46%. Ước tính quý I/2019 sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch ước đạt 18.371,2 tấn, bằng 103,26% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: cá các loại đạt 11.728,5 tấn, bằng 103,57%; tôm các loại đạt 1.557,7 tấn, bằng 96,54%; thủy sản khác đạt 5.085 tấn, bằng 104,79%.
Sản lượng nuôi thủy sản 3 tháng đầu năm 2019 tăng so với cùng kỳ năm trước do năng suất bình quân chung của mô hình nuôi bán thâm canh khu vực nước ngọt, nước lợ đều tăng và tăng chủ yếu là do thủy sản khác (ngao nước mặn) có năng suất và sản lượng tăng khá so với những năm trước đây.
Các hộ nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục thu hoạch các diện tích nuôi thương phẩm qua đông còn lại và tiến hành cải tạo ao đầm, chuẩn bị các trang thiết bị, vật tư cần thiết phục vụ sản xuất chuẩn bị cho vụ nuôi mới (đã cải tạo 75-85% diện tích, diện tích nuôi cũ và đang tiếp tục cải tạo chiếm 15-25%); các vùng nuôi thuỷ sản quảng canh cải tiến đã được cải tạo sẽ tiến hành thả giống sớm khi thời tiết ổn định, môi trường thuận lợi; tại các bãi nuôi nhuyễn thể và khu vực nuôi lồng bè tiếp tục thu hoạch sản phẩm đạt kích cỡ thương phẩm, tập trung tu sửa, gia cố cơ sở nuôi, chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và nguồn giống cho vụ sản xuất 2019.
Các trại sản xuất giống nước ngọt bắt đầu cho sinh sản với đối tượng cá rô phi; các cơ sở sản xuất, dịch vụ thủy sản mặn lợ đã bước vào vụ sản xuất, tập trung nhân lực, vật lực đáp ứng nhu cầu thả giống các đối tượng tôm sú, tôm chân trắng, cua biển, cá đối mục… Sản lượng sản xuất con giống quý I/2019 ước đạt 643,4 triệu con, bằng 100,16% so với cùng kỳ năm trước.
* Khai thác 
Sản lượng khai thác thủy sản tháng 3/2019 ước đạt  8.134,8 tấn, bằng 104,56% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: cá các loại đạt 4.419,5 tấn, bằng 103,57%; tôm các loại đạt 654,8 tấn, bằng 106,78%; thủy sản khác đạt 3.060,5 tấn, bằng 105,55%. Sản lượng thủy sản khai thác quý I/2019 ước đạt 22.387 tấn, bằng 102,13% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: cá các loại đạt 12.223,9 tấn, bằng 103,15%; tôm các loại đạt 1.924,8 tấn, bằng 100,09%; thủy sản khác đạt 8.238,3 tấn, bằng 101,11%. Sản lượng thủy sản khai thác chủ yếu là khai thác biển, chiếm tỷ trọng 94,58% sản lượng thủy sản khai thác, tổng sản lượng thủy sản khai thác biển quý I/2019 ước đạt 21.173,2 tấn, bằng 102,19% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: cá các loại đạt 11.524,9 tấn, bằng 103,27%; tôm đạt 1.825,8 tấn, bằng 100,31%; thủy sản khác đạt 7.822,5 tấn, bằng 101,09%. 
Trên các ngư trường khu vực từ đảo Long Châu đến Bạch Long Vĩ, phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ, phía đông đảo Hòn Mắt…trong thời gian qua xuất hiện nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế như: mực ống, cá song, mú lang, bạc má, cá nục, cá trích… Do đó, các tàu hoạt động quanh khu vực này khai thác đạt năng suất tương đối cao; doanh thu của các tàu trong tháng 3/2019 tăng so với tháng trước, nhất là các tàu làm nghề rê trôi, câu vàng, chụp mực. Bên cạnh đó các loài cá tầng đáy vẫn xuất hiện ít nên các tàu khai thác nghề lưới kéo, lồng bẫy ghẹ…đạt năng suất và hiệu quả thấp hơn.  
Thị trường tiêu thụ hải sản đảm bảo, giá mặt hàng hải sản tương đối cao; giá nhiên liệu cho hoạt động khai thác giữ ở mức tương đối ổn định đã tạo động lực cho ngư dân hăng say bám biển. Lao động trong khai thác hải sản có xu hướng thoát ly khỏi ngành, tình trạng thiếu lao động đã và đang trở nên phổ biến. Các địa phương có nghề khai thác phát triển như Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Đồ Sơn đã xúc tiến tổ chức lại sản xuất nghề cá, hỗ trợ hình thành mới các tổ, đội, mô hình liên doanh, liên kết trên biển nhằm đảm bảo sự hỗ trợ bạn tàu tốt nhất trong các chuyến đi biển dài ngày.
5. Đầu tư xây dựng
Quý 1 năm 2019, ước tính vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn là 25.518 tỷ đồng, tăng 93,97% so với cùng kỳ. Chia ra:
- Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện là 1.787,2 tỷ đồng, giảm 8,32% so với cùng kỳ trong đó: Vốn Trung ương quản lý là 541,2 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ; vốn địa phương quản lý là 1.246 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ;
- Vốn ngoài nhà nước thực hiện là 14.787 tỷ đồng, tăng 135,73% so với cùng kỳ;
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện là 8.943,7 tỷ đồng, tăng 81,3 % so với cùng kỳ.
Quý I năm 2019, vốn đầu tư thực hiện trên thành phố tiếp tục tăng cao, trong đó nguồn vốn nhà nước trung ương quản lý và địa phương quản lý đều giảm so với cùng kỳ. Vai trò chủ đạo của đầu tư từ khu vực Nhà nước đang chuyển từ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đầu tư nhiều nhất sang tập trung đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng và thiết yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho khu vực ngoài nhà nước cũng như khu vực đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu quả của đầu tư công nói chung và hiệu quả đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước nói riêng. 
Ước quý I/2019 nguồn vốn nhà nước trung ương quản lý giảm 13% so với cùng kỳ do dự án cầu đường Tân Vũ - Lạch Huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2017, dự án cảng Lạch Huyện trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành nên giá trị đầu tư thực hiện giảm nhiều. Các doanh nghiệp nhà nước trung ương trên địa bàn thực hiện đầu tư không cao do tính hiệu quả còn thấp. Bên cạnh đó, nguồn vốn nhà nước địa phương quản lý quý I/2019 cũng bị giảm 6% so với cùng kỳ. Năm 2019 ngân sách địa phương tập trung cao cho đầu tư phát triển thành phố (tăng 3,42%) nhưng vẫn không bù đắp được các thành phần khác trong nguồn vốn nhà nước địa phương quản lý giảm sâu, nguồn trái phiếu chính phủ năm 2019 không được bố trí (năm 2018 được bố trí 720 tỷ cho dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển). Hiện tại ngân sách thành phố đang bố trí cho một số dự án với tổng mức đầu tư lên tới vài chục nghìn tỷ đồng, điển hình là các dự án: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm; dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng; dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn; dự án xây dựng tuyến đường từ cầu Lạng Am đến cầu Nhân Mục huyện Vĩnh Bảo; dự án cải tạo chỉnh trang sông Tam Bạc; dự án cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh thuộc dự án đường Hồ Sen-Cầu Rào 2; dự án nút giao phía Nam cầu Bính;…
Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, dự tính quý I/2019 chiếm 57,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 135,73% so với cùng kỳ. Với lợi thế là cửa ngõ kết nối Việt Nam với các nước trên thế giới, Hải Phòng có nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư đặc biệt là các tập đoàn lớn trong nước như Vingroup, Sungroup, Flamingo, công ty CP Đầu tư và dịch vụ tài chính Hoàng Huy, công ty TNHH Nhật Hạ;…Tập đoàn Vingroup với tổng vốn đầu tư gần trăm nghìn tỷ đồng vào các dự án: Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên; khu đô thị Vinhomes Imperia; tòa tháp 45 tầng; bệnh viện quốc tế Vinmec; khu đô thị cầu Rào 2 và đặc biệt nhất là Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô VinFast với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ USD. Tập đoàn Sungroup đầu tư vào khu vực Cát Hải, Cát Bà với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD. Một loạt các doanh nghiệp, tập đoàn lớn khác cũng không ngần ngại rót hàng nghìn tỷ đồng vốn vào Hải Phòng như Tập đoàn BRG với dự án sân golf và khu biệt thự Đồ Sơn hơn 2.100 tỷ đồng; khách sạn 5 sao Hilton hơn 1.000 tỷ đồng; công ty Nhật Hạ với khách sạn 5 sao Pullman 1.600 tỷ đồng… Dự án Hoàng Huy Riverside của Tập đoàn Tài chính Hoàng Huy hiện tại thực hiện được gần 300 tỷ đồng, dự án với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng gồm nhà liền kề tối đa 5 tầng, biệt thự tối đa 3 tầng và nhà ở hỗn hợp tối đa 5 tầng với tổng diện tích trên 5,9ha. Những công trình này được đánh giá sẽ làm thay đổi đáng kể diện mạo đô thị và phát triển kinh tế Hải Phòng. 
Khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến quý I/2019 cũng đạt cao, ước tăng 81,3% so với quý I/2018. Riêng trong quý I/2019 hai dự án lớn của tập đoàn LG là Công ty TNHH LG Display Việt Nam và công ty LG Innotek đã thực hiện đầu tư hơn 3 trăm triệu USD. Ngoài ra một loạt các dự án của các doanh nghiệp có tổng vốn đầu tư hàng trăm triệu USD đang tập trung đầu tư cho xây dựng mở rộng nhà máy và nhập khẩu máy móc thiết bị. Điển hình là công ty TNHH may mặc Regina Miracle International Việt Nam, công ty sản xuất lốp xe Bridgestone, công ty điện tử Chilisin;…
Thực hiện đầu tư dự tính quý I/2019 theo khoản mục đầu tư cơ bản tập trung vào mua sắm máy móc thiết bị đạt 14.240 tỷ, chiếm tỷ trọng 55,8% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đầu tư cho xây dựng và lắp đặt đạt 10.851,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,5%, còn lại đầu tư cho sửa chữa nâng cấp tài sản cố định và bổ sung vốn lưu động, chi khác chiếm tỷ trọng 1,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm đến thời điểm hiện nay trên địa bàn: 
- Dự án Đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được khởi công vào ngày 14/4/2013, đến nay gói thầu số 10- đê chắn sóng đoạn B và đê chắn cát tiến độ thực hiện 85%, dự kiến tháng 11/2019 hoàn thành. 
- Dự án cầu Hoàng Văn Thụ đến thời điểm hiện tại thực hiện hơn 94% khối lượng công việc. Do vướng mắc trong vấn đề giải phóng mặt bằng nên đến nay dự án chưa hoàn thành được và phải xin lùi lại sang quý III/2019 mới xong hợp phần cầu. Đối với các gói thầu xây lắp công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Bắc sông Cấm, các nhà thầu đã tích cực huy động nhân lực, máy móc, thiết bị thi công cả ngày lẫn đêm đảm bảo tiến độ, dự kiến năm 2020 sẽ hoàn thành. 
- Dự án đầu tư chỉnh trang lại sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên Tam Bạc) và dự án xây dựng trục đường Hồ Sen-Cầu Rào 2, đoạn từ nút giao với đường Nguyễn Văn Linh đến ngã 3 đường Chợ Con: sau 8 tháng thi công hợp phần cầu của dự án nút giao Nguyễn Văn Linh đã được hoàn thành và thông xe ngày 12/3/2019; dự án chỉnh trang sông Tam Bạc cơ bản đã hoàn thành còn một số phần việc cần hoàn thiện và phía bên bờ đường Thế Lữ còn đang thi công.
- Dự án xây dựng nút giao thông Nam cầu Bính với tổng mức đầu tư 1.483 tỷ đồng đến thời điểm hiện tại hạng mục xây lắp của dự án thực hiện được khoảng 20% khối lượng công việc.
- Dự án Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô VinFast và của tập đoàn Vingroup được khởi công từ tháng 9/2017, từ cuối năm 2018 tập đoàn đã lần lượt cho ra đời những sản phẩm đầu tiên là dòng xe máy điện và điện thoại thông minh, ngày 06/3/2019 đã cho lăn bánh chiến xe ô tô VinFast đầu tiên. Quý I/2019 nhà máy dự kiến nhập khẩu hơn 10.000 tỷ đồng máy móc thiết bị cho việc sản xuất kinh doanh.
- Dự án Khu đô thị Vinhomes Imperia trong quý IV/2018 đã gần hoàn thiện phần hạ tầng và cảnh quan chung, công trình tổ hợp và khách sạn 45 tầng đã xong và hoạt động từ ngày 24/12/2018. Hơn 1.200 căn biệt thự thấp tầng trong tổng số 1.480 căn đã hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng; các công trình công cộng như nhà Clubhouse, trường học Vinschool mầm non, liên cấp, các công viên Pháp, Mỹ và Ý đã hoàn thành trong quý I/2019.
- Ngày 17/3/2019 UBND thành phố Hải Phòng đã tổ chức khởi công dự án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn phường Đổng Quốc Bình - Công trình Goldenland 5, xây dựng chung cư HH1, HH2 cao 28 tầng với tổng mức đầu tư là 1.321 tỷ đồng với 1.030 căn hộ do Công ty CP đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy làm chủ đầu tư theo hình thức BT, dự kiến công trình được xây dựng trong 24 tháng.
- Dự án Khách sạn Chuo với tổng đầu tư 1.800 tỷ đồng đã được khởi công vào tháng 11/2017, hiện tại dự án đang được triển khai theo đúng tiến độ, khối lượng thực hiện ước đạt khoảng 75%.
- Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Hải Phòng của Nhật Bản với tổng mức đầu tư gần 190 triệu USD tương đương 4.100 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng. Dự án được triển khai còn chậm do vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Việc dự án được xây dựng và đi vào hoạt động không chỉ tạo việc làm cho khoảng hơn 2.000 lao động, giúp thành phố có thêm nhiều nguồn thu ngân sách mà còn là điểm đến thuận tiện và hấp dẫn đối với người dân địa phương và khu vực.
* Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tính đến 15/3/2019 Hải Phòng có 638 dự án còn hiệu lực:
Tổng vốn đầu tư  :   17.112,4 triệu USD
Vốn điều lệ          :     5.903    triệu USD     
Việt Nam góp      :        243,2  triệu USD     
Nước ngoài góp   :     5.659,8 triệu USD
Từ đầu năm đến 15/3/2019, toàn thành phố có 18 dự án cấp mới đến từ 9 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đầu tư đạt 179,41 triệu USD, tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước. 
Điều chỉnh tăng vốn đầu tư có 06 dự án, với số vốn tăng là 25,7 triệu USD. Các dự án mới và tăng vốn chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tổng cấp mới và tăng vốn toàn thành phố có 24 dự án, vốn đầu tư đạt 205,11 triệu USD.
Phân loại các dự án được cấp phép mới:
- Theo loại hình đầu tư: 100% vốn nước ngoài có 17 dự án, vốn đầu tư đạt 179.317 nghìn USD; liên doanh 01 dự án, vốn đầu tư đạt 100 nghìn USD.
- Theo lĩnh vực đầu tư: Trong tổng số 179,41 triệu USD vốn FDI thành phố thu hút được từ đầu năm đến nay, có 174,59 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 97,31% tổng vốn FDI đăng ký. Các lĩnh vực còn lại chỉ chiếm 2,69% vốn FDI đăng ký với vốn đầu tư đạt khoảng 4,82 triệu USD.
- Theo đối tác đầu tư: Tính từ đầu năm đến 15/3/2019, thành phố có 9 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Hải Phòng, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đăng ký đạt 46,4 triệu USD, chiếm 25,86% tổng vốn đầu tư; Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đạt 36,74 triệu USD, chiếm 20,47% tổng vốn đầu tư và Đài Loan đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký đạt 22 triệu USD, chiếm 12,26% tổng vốn đầu tư.  
Tính từ nửa cuối tháng 2 đến 15/3/2019 có 06 dự án cấp mới và 03 dự án điều chỉnh tăng vốn. Tuy nhiên tổng vốn đăng ký của hoạt động đầu tư đối với các dự án không lớn.
Cũng từ đầu năm đến 15/3/2019, có 01 dự án hết thời hạn, 01 dự án nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động dự án trước thời hạn. Cả hai dự án trên đều là dự án ngoài khu công nghiệp.
Ước thực hiện Vốn đầu tư đạt 41,36%.
6. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 năm 2019 ước đạt gần 10.610,64 tỷ đồng, tăng 4,13% so với tháng trước và tăng 14,46% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính quý I/2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 31.606,16 tỷ đồng, tăng 14,25% so với cùng kỳ năm trước.
* Chia theo khu vực kinh tế 
- Khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 238,04 tỷ đồng, tăng 6,76% so với tháng trước, giảm 4,53% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2019 ước đạt 770,05 tỷ đồng, giảm 1,12% so với cùng kỳ năm trước;
- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 9.846,34 tỷ đồng, tăng 4,02% so với tháng trước và tăng 15,08% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2019 ước đạt 29.300,38 tỷ đồng, tăng 14,63% so với cùng kỳ năm trước;
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 526,26 tỷ đồng, tăng 5,13% so với tháng trước, tăng 13,25% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2019 ước đạt 1.535,72 tỷ đồng, tăng 15,96% so với cùng kỳ năm trước;
* Chia theo ngành hoạt động
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 3 năm 2019 ước đạt 8.279,95 tỷ đồng, tăng 1,39% so với tháng trước, tăng 14,82% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2019, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 25.028,95 tỷ đồng, tăng 14,40% so với cùng kỳ năm trước.
Sau tháng giêng âm lịch, sức tiêu thụ hàng hóa bắt đầu tăng trở lại. Một số ngành có doanh thu tháng 3/2019 ước tính tăng hơn so với tháng trước như lương thực, thực phẩm tăng 0,95%; đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng 0,78%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 2,10%; phương tiện đi lại tăng 0,83%, xăng dầu tăng 5,58%, nhiên liệu khác tăng 1,13%... Hai ngành hàng xăng dầu và nhiên liệu khác ước tính doanh thu tăng cao do từ ngày 01/3/2019, giá  gas được điều chỉnh tăng theo giá gas thế giới với mức tăng cụ thể là 17.000 đồng/bình 12 kg, tương đương 1.417 đồng/kg so với tháng 02/2019; giá xăng dầu cũng được điều chỉnh tăng 940 đồng/lít từ ngày 02/3 và dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 3/2019. Riêng ngành hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm ước tính doanh thu tháng 3/2019 giảm 1,40% so với tháng trước do trong tháng 02 có ngày vía Thần tài (ngày 10 tháng giêng âm lịch) nên doanh thu ngành hàng này tăng cao.
Cộng dồn quý I/2019 tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tăng 14,40% so với cùng kỳ, trong đó một số nhóm ngành hàng có mức tăng trưởng cao như: lương thực, thực phẩm tăng 14,37%; hàng may mặc tăng 13,51%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 13,37%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 14,05%; phương tiện đi lại tăng 11,25%; xăng dầu tăng 15,78%; nhiên liệu khác tăng 16,12%... 
- Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 3 năm 2019 ước đạt 121 tỷ đồng, tăng 17,61% so với tháng trước và tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2019, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 336 tỷ đồng, tăng 8,64% so với cùng kỳ năm trước.
- Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 3 năm 2019 ước đạt 1.367 tỷ đồng, tăng 25,13% so với tháng trước và tăng 12,52% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2019, doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 3.683 tỷ đồng, tăng 13,69% so với cùng kỳ năm trước.
- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 3 năm 2019 ước đạt 15,2 tỷ đồng, tăng 2,74% so với tháng trước, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2019, doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 44,4 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
- Doanh thu dịch vụ khác tháng 3 năm 2019 ước đạt hơn 828 tỷ đồng, tăng 1,79% so với tháng trước, tăng 15,74% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2019, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 2.513,69 tỷ đồng, tăng 14,59% so với cùng kỳ năm trước;
Tháng 3/2019, hầu hết các dịch vụ đều có doanh thu cao hơn tháng 02/2019. Đặc biệt, dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng mạnh 13,99% so với tháng trước. Với sự khởi động của rất nhiều dự án mới trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung cao chuẩn bị cho 11 dự án lớn dự kiến sẽ khởi công trong năm 2019 nên việc giải tỏa, di dời các cá nhân, tổ chức lấy mặt bằng cho các dự án khiến cho nhu cầu về đất đai, nhà ở tăng cao. Ngoài ra, dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 1,31%; dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 2,38%; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 1,36%. Bên cạnh đó, hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 3,33%; hoạt động dịch vụ khác giảm 7,33%, do sau Tết Nguyên đán nhu cầu về các dịch vụ này giảm so với trước và trong Tết.
7. Hoạt động lưu trú và lữ hành    
Tổng lượt khách tháng 3/2019 do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt 582,8 ngàn lượt, tăng 13,08% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng tháng năm 2018; trong đó khách quốc tế đạt 67,5 ngàn lượt, tăng 5,12% so với tháng trước và tăng 12,42% so với cùng tháng năm trước.
Trong tháng, các khu du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố tiếp tục thu hút nhiều khách thập phương đến thăm quan. Đặc biệt, trong tháng 3/2019 Hải Phòng tổ chức các lễ hội lớn như Lễ hội đảo Dấu, Lễ hội Nữ tướng Lê Chân...với nhiều hoạt động thu hút đông đảo du khách đến với thành phố. Bên cạnh đó, Hải Phòng thu hút khách du lịch bởi cảnh quan đô thị, phố đi bộ, dải công viên trung tâm thành phố rộng lớn được bài trí nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, hoa và cây xanh - điểm nhấn của du lịch nội đô.
Ước tính quý I năm 2019, tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt 1.622,6 ngàn lượt, tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2018.
Đối với hoạt động lữ hành, lượt khách lữ hành tháng 3 năm 2019 đạt 9 ngàn lượt, tăng 5,48% so với tháng trước do sau Tết nhu cầu thăm quan, du lịch của người dân vẫn tăng cao.
8. Vận tải hàng hóa và hành khách
8.1. Vận tải hàng hoá

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 3 năm 2019 ước đạt 15,99 triệu tấn, tăng 3,53% so với tháng trước và tăng 11,98% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý I/2019 đạt 47,56 triệu tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. 
Khối lượng hàng hóa luân chuyển tháng 3 năm 2019 ước đạt 7.830,4 triệu tấn.km, tăng 4,68% so với tháng trước và tăng 0,23% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý I/2019 đạt 23.272,9 triệu tấn.km, tăng 0,61% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển tháng 3/2019 tăng so với tháng trước do sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán các doanh nghiệp vận tải hoạt động ổn định trở lại nên nhận được nhiều đơn hàng hơn tháng trước.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển quý I/2019 tăng so với cùng quý năm trước, chủ yếu tăng ở khối đường bộ do giao thông tuyến đường bộ ngày càng thuận lợi cho việc chu chuyển hàng hóa.
8.2. Vận tải hành khách
Khối lượng hành khách vận chuyển tháng 3 năm 2019 ước đạt 5,5 triệu lượt, giảm 2,76% so với tháng trước, tăng 12,85% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý I/2019 đạt 16,7 triệu lượt, tăng 15,97% so với cùng quý năm trước. 
Khối lượng hành khách luân chuyển tháng 3 năm 2019 đạt 223 triệu Hk.km, giảm 3,08% so với tháng trước và tăng 12,44% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý I/2019 đạt 680,6 triệu Hk.km, tăng 18,84% so với cùng quý năm trước. 
Trong tháng 02/2019 lượng khách đi lại vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán tăng cao, sang tháng 3 nhu cầu khách đi lại giảm nên khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển giảm so với tháng trước.
Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển quý I/2019 tăng so với cùng quý năm trước chủ yếu ở khối lượng hành khách đường bộ do giao thông thuận lợi, nhu cầu đi lại tăng. Tuy nhiên, khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển khối đường biển và thủy nội địa giảm do cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, cầu Tam Bạc, cầu Hàn, cầu Đăng…đi vào hoạt động nên các doanh nghiệp và nhiều hộ cá thể hoạt động vận chuyển khách ven biển và đường sông phải ngừng hoạt động.
8.3. Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải
Dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 3 năm 2019 ước đạt 2.438,3 tỷ đồng, tăng 3,23% so với tháng trước và tăng 15,66% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý I năm 2019 doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 7.249,4 tỷ đồng, tăng 15,51% so với cùng kỳ năm trước.
8.4. Ga Hải Phòng
Tổng doanh thu tháng 3 năm 2019 Ga Hải Phòng ước đạt 10,7 tỷ đồng, tăng 5,47% so với tháng trước, tăng 8,98% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý I/2019 tổng doanh thu của Ga Hải Phòng đạt 31,4 tỷ đồng, tăng 6,94% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng số hành khách vận chuyển tháng 03 năm 2019 ước đạt 47 nghìn lượt người, tăng 4,39% so với tháng trước, tăng 6,50% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý I/2019 số hành khách đạt 126,2 nghìn lượt người, giảm 5,63% so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng số hàng hóa vận chuyển tháng 3 năm 2019 ước đạt 90 nghìn tấn, tăng 6,26% so với tháng trước, giảm 14,90% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý I/2019 hàng hóa vận chuyển đạt 287,5 ngàn tấn, giảm 1,09% so với cùng kỳ năm 2018.
8.5. Sân bay Cát Bi
Tháng 3 năm 2019 tổng doanh thu của Sân bay Cát Bi ước đạt 23,5 tỷ đồng, tăng 2,75% so với tháng trước, tăng 36,05% so với cùng tháng năm 2018. Quý I/2019 tổng doanh thu của Sân bay Cát Bi ước đạt 67,2 tỷ đồng, tăng 31,81% so với cùng kỳ năm trước. 
Số lần máy bay hạ, cất cánh tháng 3 năm 2019 ước đạt 1.320 chuyến, tăng 4,10% so với tháng 02/2019, tăng 15,99% so với cùng tháng năm 2018. Ước tính quý I/2019 số lần máy bay hạ, cất cánh đạt 3.948 chuyến, tăng 13,25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó chuyến bay ngoài nước tháng 3/2019 ước đạt 120 chuyến, với ước tính trên 13 nghìn lượt hành khách thông qua. 
Tổng số hành khách tháng 3 năm 2019 ước đạt 210 nghìn lượt người, tăng 5,67% so với tháng 02/2019, tăng 14,49% so với cùng tháng năm 2018; quý I/2019 tổng số hành khách ước đạt 591,6 nghìn lượt, tăng 7,96% so với cùng kỳ năm trước. 
Tổng số hàng hóa tháng 3 năm 2019 ước đạt 1.200 tấn, tăng 15,16% so với tháng 02/2019, giảm 14,35% so với cùng tháng năm 2018; quý I/2019 tổng số hàng hóa thông qua ước đạt 4.074 tấn, tăng 15,35% so với cùng kỳ năm trước. Hàng hóa đến và đi hiện nay đa dạng nhiều chủng loại như hải sản, hàng thực phẩm, bánh kẹo, quần áo và hàng tiêu dùng khác.
9. Hàng hoá thông qua cảng
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng tháng 3 năm 2019 ước đạt 8.527 nghìn TTQ, tăng 18,74% so với tháng trước và tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước. 
- Khối cảng thuộc kinh tế Nhà nước ước đạt 3.587 nghìn TTQ, tăng 53,46% so với tháng trước, tăng 12,95% so với cùng kỳ, trong đó: 
+ Cảng thuộc khối doanh nghiệp nhà nước Trung ương ước đạt 3.577 nghìn TTQ, tăng 53,67%  so với tháng trước, tăng 13,09% so với cùng kỳ.
+ Cảng thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước địa phương ước đạt 10 nghìn TTQ, tăng 3,33% so với tháng trước, giảm 21,43% so với cùng kỳ . 
- Các cảng thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 4.940 nghìn TTQ, tăng 1,99% so với tháng trước, tăng 0,61% so với cùng kỳ năm 2018.
Ba tháng đầu năm 2019 một số hãng tàu giảm chuyến, sản lượng hàng hóa thông qua một số cảng giảm so với cùng kỳ. Ước tính quý I năm 2019 sản lượng hàng hóa thông qua cảng trên địa bàn thành phố đạt 24.497 nghìn tấn, tăng 0,09% so với cùng kỳ năm 2018.
* Doanh thu cảng biển tháng 3 năm 2019 của khối cảng trên địa bàn thành phố ước đạt 454,1 tỷ đồng, tăng 20,64% so với tháng trước, tăng 9,78% so với cùng kỳ. Quý I/2019, doanh thu cảng biển ước đạt 1.305,3 tỷ đồng, tăng 12,83% so với cùng kỳ năm trước.
10. Bưu chính viễn thông
* Bưu chính, viễn thông Hải Phòng
Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông Hải Phòng tháng 3 năm 2019 ước đạt 117,1 tỷ đồng, tăng 7,53% so với tháng trước và tăng 8,74% so với cùng tháng năm 2018. Ước tính quý I/2019 doanh thu bưu chính, viễn thông đạt 341,5 tỷ đồng, tăng 2,94% so với cùng kỳ năm trước.
Số thuê bao điện thoại phát triển mới tháng 3 năm 2019 ước đạt 1.000 thuê bao, tăng 63,76% so với tháng trước, tăng 47,71% so với cùng tháng năm 2018. Ước tính quý I/2019 số thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 2.641 thuê bao, tăng 27,83% so với cùng kỳ năm trước. 
Số thuê bao Internet phát triển mới tháng 3 năm 2019 ước đạt 2.800 thuê bao, tăng 69,08% so với tháng trước, giảm 7,93% so với cùng tháng năm 2018. Ước tính quý I/2019 số thuê bao Internet phát triển mới đạt 7.456 thuê bao, giảm 35,38% so với cùng kỳ năm trước. 
* Chi nhánh Trung tâm viễn thông quân đội Viettel
Tổng doanh thu của Chi nhánh viễn thông quân đội Viettel tháng 3 năm 2019 ước đạt 157 tỷ đồng, tăng 10,56% so với tháng trước, tăng 42,73% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý I/2019 tổng doanh thu của Chi nhánh viễn thông quân đội Viettel ước đạt 444 tỷ đồng, tăng 38,32% so với cùng kỳ năm trước.
Số máy thuê bao điện thoại phát triển mới tháng 3/2019 ước đạt 10.012 thuê bao, tăng 8,41% so với tháng trước, tăng 81,38% so với cùng tháng năm 2018. Ước tính quý I/2019 số máy thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 28.657 thuê bao, tăng 79,72% so với cùng kỳ năm trước.
Số thuê bao Intenet phát triển mới tháng 3/2019 ước đạt 4.500 thuê bao, tăng 18,42% so với tháng 02/2019, tăng gấp 3 lần so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý I/2019 số thuê bao Intenet phát triển mới đạt 10.800 thuê bao, tăng 2,25 lần so với cùng kỳ năm trước.
11. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thành phố Hải Phòng tháng 3 năm 2019 giảm 0,12% so với tháng trước, tăng 2,38% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,56% so với tháng 12/2018. CPI bình quân quý I/2019 tăng 2,41% so với cùng quý năm trước.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 5 nhóm chỉ số giá tháng 3/2019 giảm so với tháng trước với mức giảm như sau: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,96%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,47%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,47%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,04%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%. 06 nhóm còn lại có chỉ số giá tăng là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,53%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; nhóm giao thông tăng 2,09%; nhóm giáo dục tăng 0,02%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,37% và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,61%. 
Nguyên nhân chính làm CPI tháng 3/2019 giảm so với tháng trước là chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,96% làm cho CPI chung giảm 0,36%; chỉ số giá hàng may mặc, giày dép giảm 0,47% làm cho CPI chung giảm 0,04%... Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 3/2019 giảm 1,27% so với tháng trước do giá gạo và các loại ngũ cốc khác như khoai lang, sắn củ tươi, ngô đều giảm giá. Chỉ số giá thực phẩm giảm 1,34% so với tháng trước trong đó giá thịt lợn, giá thịt bò và giá thịt chế biến đều giảm do dịch bệnh tả lợn châu Phi bùng phát và lan rộng, thêm vào đó là tâm lý e ngại bệnh sán nên người tiêu dùng giảm tiêu thụ các mặt hàng thịt và chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng thủy hải sản và các mặt hàng khác. 
Bên cạnh đó cũng có yếu tố làm tăng CPI tháng 3/2019, chỉ số nhóm giao thông tháng 3/2019 tăng 2,09% so với tháng trước do vào ngày 02/3/2019, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng, cụ thể, xăng RON95-IV tăng 940 đồng/lít, xăng E5-RON 92 tăng 940 đồng/lít; dầu diesel 0,05S-II tăng 960 đồng/lít. Giá gas tăng 4,84% làm cho CPI chung tăng 0,05%; giá xăng dầu tăng 5,46% làm cho CPI chung tăng 0,18%.
Một số nguyên nhân cơ bản tác động tăng CPI quý I/2019:
- Giá dịch vụ y tế tăng đợt 2 theo Thông tư số 39/2018/TT/BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế về việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc làm cho nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,39%, góp phần làm CPI chung quý I tăng 0,17% so với cùng kỳ năm trước.
- Thực hiện lộ trình tăng học phí năm học 2018 - 2019 làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,09% tác động làm CPI chung quý I tăng 0,56%.
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống quý I/2019 tăng 4,21%, trong đó: lương thực tăng 0,94%; thực phẩm tăng 6,62% do trong quý I có dịp Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao.
- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng quý I tăng 0,79%, tác động chính bởi giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 5,07% do giá cát, giá thép tăng. Giá các dịch vụ về điện, nước sinh hoạt tăng do nhu cầu sử dụng dịch vụ sửa chữa trong dịp Tết tăng cao.
Các yếu tố kiềm chế CPI quý I/2019:
- Giá xăng dầu diesel giảm 8,34% so với cùng quý năm trước. Tháng 01/2019, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm và giữ nguyên ở mức giá này cho đến đầu tháng 3 mới tăng trở lại.
- Chỉ số giá gas quý I giảm 2,39% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng bởi giá gas thế giới.
* Chỉ số giá vàng 99,99% và Đô la Mỹ: 
- Chỉ số giá vàng tháng 3/2019 giảm 0,11% so với tháng trước, giảm 0,19% so với cùng kỳ năm 2018, tăng 4,34% so với tháng 12 năm trước. Giá vàng bình quân tháng 3/2019 dao động ở mức 3,703 triệu đồng/chỉ, giảm 4.000 đồng/chỉ.
- Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2019 tăng 0,04% so với tháng trước, tăng 2,03% so với cùng tháng năm 2018, giảm 0,43% so với tháng 12 năm trước. Tỷ giá USD/VND bình quân tháng 3/2019 dao động ở mức 23.255 đồng/USD, giảm 10 đồng/USD.
12. Hoạt động tài chính, ngân hàng 
12.1. Tài chính

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố tháng 3 năm 2019 ước đạt 6.466,6 tỷ đồng, ước 3 tháng/2019 đạt 20.238 tỷ đồng, tăng 43,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: thu nội địa ước đạt 6.100,9 tỷ đồng, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 13.987 tỷ đồng, tăng 53,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 694,3 tỷ đồng, tăng 0,9% so cùng kỳ năm trước; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.376,6 tỷ đồng, tăng 105,1% so với cùng kỳ năm trước; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 1.026,8 tỷ đồng, tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước... 
Tổng chi ngân sách địa phương tháng 3 năm 2019 ước đạt 1.715,2 tỷ đồng; ước 3 tháng/2019 đạt 3.328,7 tỷ đồng, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 923 tỷ đồng, tăng 93,5% so với cùng kỳ năm trước, chi thường xuyên đạt 2.218 tỷ đồng, tăng 15,1% so cùng kỳ năm trước, trong chi thường xuyên chi cho hoạt động kinh tế đạt 248,3 tỷ đồng; chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 775,7 tỷ đồng...
12.2. Ngân hàng
* Công tác huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước thực hiện đến hết tháng 3 năm 2019 đạt 186.521 tỷ đồng, tăng 9,73% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,22% so với cuối năm 2018.
Theo loại tiền: Huy động bằng VND ước đạt 176.089 tỷ đồng, tăng 12,56% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 94,41%; ngoại tệ ước đạt 10.432 tỷ đồng, giảm 22,97% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 5,59%. 
Theo hình thức huy động: Huy động tiền gửi tiết kiệm ước đạt 131.825 tỷ đồng, tăng 10,27% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 70,68%; tiền gửi thanh toán ước đạt 51.189 tỷ đồng, tăng 11,61% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 27,44%; phát hành giấy tờ có giá ước đạt 3.507 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,88%.
* Công tác tín dụng:
Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước thực hiện đến hết tháng 3 năm 2019 đạt 115.475 tỷ đồng, tăng 13,25% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,62% so với năm 2018. 
Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: Cho vay bằng VND đạt 109.343 tỷ đồng, tăng 17,31% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 94,69%. Cho vay ngoại tệ (quy đổi VND) ước đạt 6.132 tỷ đồng, giảm 29,97% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 5,31%.
Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn vay: Cho vay ngắn hạn ước đạt 50.174 tỷ đồng, tăng 8,78% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 43,45%; cho vay trung, dài hạn ước đạt 65.301 tỷ đồng, tăng 16,95% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 56,55%. 
13. Xuất nhập khẩu hàng hóa
13.1. Xuất khẩu hàng hoá

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 năm 2019 ước đạt 799,2 triệu USD, tăng 24,29% so với tháng trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 193,2 triệu USD, tăng 21,77%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 606 triệu USD, tăng 25,11%. 
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3 năm 2019 tăng 22,51%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,58%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,81%.
Quý I năm 2019, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.214,5 triệu USD, tăng 22,35% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 547,3 triệu USD, tăng 18,38%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.667,2 triệu USD, tăng 23,71%.
 Một số mặt hàng xuất khẩu trong quý I năm 2019 có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản phẩm Plastic đạt 113,4 triệu USD, tăng 3,17%; hàng dệt may đạt 105,3 triệu USD, tăng 8,13%; giày dép đạt 371,2 triệu USD, tăng 5,55%; hàng điện tử đạt 140,7 triệu USD, tăng 57,89%; dây điện và cáp điện đạt 180,6 triệu USD, tăng 20,92%....
13.2. Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch nhập khẩu tháng 3/2019 ước đạt 716,3 triệu USD, tăng 10,51% so với tháng trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 172,2 triệu USD, tăng 5,30%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 544,1 triệu USD, tăng 12,27%. 
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 3 năm 2019 tăng 17,38%; trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 17,34%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,39%.
Quý I năm 2019, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2.099,4 triệu USD, tăng 17,08% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 526,5 triệu USD, tăng 13,96%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.572,9 triệu USD, tăng 18,16%. 
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trong quý I năm 2019 tăng cao hơn so với cùng kỳ: hóa chất đạt 25,5 triệu USD, tăng 22,44%; phụ liệu hàng may mặc đạt 58,2 triệu USD, tăng 13,6%; phụ liệu giày dép đạt 263,7 triệu USD, tăng 14,33%; vải may mặc đạt 32,1 triệu USD, tăng 7,34%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 293,5 triệu USD, tăng 17,98%, hàng hóa khác đạt 468,9 triệu USD, tăng 18,37%.
II. VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Giải quyết việc làm, an sinh xã hội

* Công tác Lao động, việc làm
Tháng 3 năm 2019, sàn giao dịch việc làm thành phố tổ chức 03 phiên giao dịch việc làm, với sự tham gia tuyển dụng của 110 lượt doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng là 6.695 lượt lao động; ước cấp mới 45 giấy phép lao động, cấp lại 55 giấy phép lao động, miễn cấp 30 giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; hướng dẫn, tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể và ra thông báo thực hiện nội quy lao động được 05 doanh nghiệp; hướng dẫn, thẩm định và ra thông báo thực hiện nội quy lao động cho 10 doanh nghiệp.
Trong quý I năm 2019, ước giải quyết việc làm được 13.605 lượt lao động, bằng 24,83% kế hoạch năm và bằng 100,04% so với cùng kỳ năm 2018 (số lao động giải quyết việc làm tăng so với cùng kỳ năm 2018 do giải quyết việc làm trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng 3,23% và trong ngành dịch vụ tăng 0,78%, riêng lao động được giải quyết việc làm trong ngành nông, lâm ngư nghiệp giảm 0,59%). Tính từ đầu năm, thành phố đã tổ chức 07 phiên giao dịch việc làm với sự tham gia tuyển dụng của 227 lượt doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng là 9.711 lượt lao động; cung lao động tại sàn đạt 14.325 lượt người, gấp trên 1,46 lần nhu cầu tuyển dụng; đăng ký bảo hiểm thất nghiệp là 2.276 người (giảm 10,53% so với cùng kỳ), đã giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 2.445 người, với kinh phí hơn 41 tỷ đồng (tăng 20,9% so với cùng kỳ). 
Nhìn chung, sàn giao dịch việc làm và hệ thống thông tin điện tử về thị trường lao động của thành phố hoạt động hiệu quả, tiếp tục phát huy vai trò kết nối cung - cầu lao động trên thị trường lao động thành phố, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm có xu hướng được cải thiện. Một số dự án mới đi vào hoạt động, cùng với sự nỗ lực của thành phố nhằm tập trung cải thiện môi trường đầu tư đã góp phần gia tăng việc làm, giảm áp lực thất nghiệp đối với thị trường lao động trên toàn thành phố.
* Công tác dạy nghề 
Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp và có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tại thời điểm báo cáo là 69 đơn vị (gồm 59 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 10 cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp). Trong quý I/2019, công tác tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp ước đạt 9.850 sinh viên, người lao động, đạt 19,3% kế hoạch năm và bằng 95% so với cùng kỳ năm 2018. 
Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 80,6%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ trở lên đạt 33,3%.
* Công tác người có công
Tháng 3 năm 2019, giải quyết chế độ chính sách đối với 297 trường hợp, trong đó: trợ cấp hàng tháng 03 người, trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 59 người, xác nhận đơn miễn giảm tiền sử dụng đất 04 trường hợp, cấp lại giấy chứng nhận người có công với cách mạng 34 người, di chuyển hồ sơ và chế độ 10 trường hợp, đính chính thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công 04 người, công nhận, đề nghị công nhận 73 người có công (xác nhận mộ trong nghĩa trang liệt sĩ 72 hồ sơ, giám định 01 hồ sơ đề nghị công nhận người hưởng chính sách như thương binh). 
Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, thành phố đã tiến hành giải quyết chế độ chính sách cho 655 trường hợp, gồm: chế độ mai táng phí đối với 497 người, trợ cấp hàng tháng 12 người, trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 97 trường hợp, xác nhận miễn giảm tiền sử dụng đất theo Quyết định số 118/QĐ-TTg 17 trường hợp, quyết định thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo đối với người có công và con đẻ của họ 01 người, quyết định trợ cấp một lần 31 người; thẩm định để thực hiện chính sách đối với 240 trường hợp; công nhận, đề nghị công nhận 166 người có công. Bên cạnh đó, thành phố thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế bằng nguồn ngân sách Trung ương và thành phố cho khoảng 81.000 người có công và thân nhân.
* Công tác giảm nghèo - Bảo trợ xã hội
Tháng 3/2019, tiếp nhận 04 đối tượng vào các Trung tâm bảo trợ xã hội, tập trung được 66 lượt người lang thang. Triển khai Kế hoạch tổ chức hoạt động nhân Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2019; Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội năm 2019.
Trong 3 tháng đầu năm 2019, thăm tặng quà Tết Kỷ Hợi năm 2019 cho người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí 46.531,8 triệu đồng, bằng 111,2% so với Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, trong đó ngân sách thành phố là 23.196 triệu đồng (bằng 107,3% so với năm 2018), quà từ ngân sách các địa phương là 6.102,6 triệu đồng (bằng 142,6% so với cùng kỳ), từ nguồn xã hội hóa là 16.513 triệu đồng (bằng 103,7% so với năm 2018).
Tính từ đầu năm, đã tiếp nhận 13 đối tượng đưa vào điều trị, chăm sóc và nuôi dưỡng, nâng tổng số lượng các đối tượng tại các cơ sở bảo trợ xã hội lên 732 người (bằng 100,7% so với cùng kỳ năm 2018). Thực hiện chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng và các chế độ hỗ trợ kinh phí đối với 74.077 đối tượng (tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2018), đảm bảo kịp thời, đầy đủ và đúng chính sách.
* Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
Trong tháng 3/2019 tổ chức quản lý, cai nghiện ma túy tập trung tại cơ sở cai nghiện ma túy cho 1.450 lượt người, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho 23 người; đoàn kiểm tra của thành phố kết hợp với các quận, huyện đã kiểm tra 25 buổi tại 98 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, quán karaoke...
Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, thành phố đã tổ chức quản lý, cai nghiện ma túy tập trung tại các cơ sở cai nghiện cho 1.747 lượt người (bằng 108,24% so với cùng kỳ), cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho 52 người (bằng 52,52% so với cùng kỳ). Phối hợp với công an quận Ngô Quyền tiến hành 21 đợt xét nghiệm tìm chất ma túy cho 101 đối tượng bị bắt giữ, kết quả có 31 trường hợp dương tính với ma túy; tăng cường chỉ đạo các đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả đã tiến hành kiểm tra 88 buổi tại 348 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn...
2. Giáo dục - Đào tạo
Trong quý I năm 2019, các đơn vị thuộc ngành Giáo dục trên địa bàn thành phố tích cực triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Đối với dịp Tết Nguyên đán đón xuân Kỷ Hợi năm 2019, các đơn vị, trường học trên toàn thành phố đón Tết đảm bảo an toàn, trang trọng và tiết kiệm, trong và sau Tết không có gì bất thường xảy ra. Kết thúc kỳ nghỉ, các đơn vị, trường học chấp hành nghiêm túc ngay từ buổi học, tiết học đầu tiên của năm mới, số học sinh vắng mặt sau Tết thấp. Đến nay, các trường đã hoàn thành xong kế hoạch học kỳ I và tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch công tác của học kỳ II năm học 2018-2019.
Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2018-2019, thành phố Hải Phòng có 72 thí sinh đoạt giải, trong đó 06 giải nhất (Hóa học 1, Địa lý 1, Tiếng Anh 3, Tiếng Trung 1), 23 giải nhì, 18 giải ba, 25 giải khuyến khích. Trong đó có 05 học sinh được dự thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế. Bên cạnh đó, tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia năm 2019, Hải Phòng có 12 dự án đoạt giải, trong đó 02 giải nhất, 02 giải nhì, 05 giải ba, 03 giải tư; có 02 dự án lựa chọn vào vòng chọn dự thi quốc tế.
3. Y tế và An toàn vệ sinh thực phẩm 
* Công tác y tế dự phòng
Ngành Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố chủ động, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, đặc biệt trong dịp Tết Kỷ Hợi và các Lễ hội Xuân 2019. 
Tháng 3/2019, tiếp tục tích cực giám sát chủ động tại các cơ sở y tế, thực hiện giám sát 90 lượt tại các bệnh viện tuyến thành phố; tăng cường theo dõi các bệnh sốt phát ban nghi sởi/rubella, liệt mềm cấp, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết... Đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ giữa Sở Y tế với Chi cục Thú y - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phát hiện sớm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đặc biệt dịch tả lợn Châu Phi để chủ động bao vây, xử lý dịch. 
Trong quý I năm 2019, tiếp tục chỉ đạo, tổ chức tập huấn, khám sàng lọc, xử trí phản ứng sau tiêm phòng vắc xin ComBE Five nhằm đảm bảo an toàn trong tiêm chủng hàng tháng. Kết quả triển khai vắc xin ComBE Five: tiêm được 1.598/3799 trẻ, có 360 trường hợp trẻ có phản ứng thông thường sau tiêm chủng, có 36 trường hợp phản ứng nặng (sốt trên 39 độ, co giật, nổi gân tím), đã được theo dõi, xử lý ổn định.
Diễn biến một số bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố trong quý I/2019 so với cùng kỳ năm 2018 như sau: 26 ca sốt xuất huyết (tăng 24 ca); 126 ca tay chân miệng (giảm 58 ca); 80 ca thủy đậu (giảm 86 ca); 28 ca quai bị (giảm 36 ca); 225 ca bệnh tiêu chảy (giảm 166 ca); 44 ca hội chứng lỵ (giảm 41 ca); 01 ca bệnh liên cầu lợn ở người (tăng 01 ca); bệnh viêm não virus không ghi nhận ca mắc.
* Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong quý I năm 2019, Sở Y tế đã chỉ đạo Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm và các trung tâm y tế quận/huyện bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt tập trung cho các sự kiện chính trị lớn của thành phố như: Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh; Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2019; Đón tiếp đoàn lãnh đạo nước CHDCND Triều Tiên thăm và làm việc tại Hải Phòng...
Bên cạnh đó, toàn ngành Y tế trên địa bàn thành phố chú trọng thực hiện hiệu quả, đúng lộ trình Nghị quyết 17 của HĐND thành phố về "Nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030".
Tính từ đầu năm, đã có 03 Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn toàn thành phố. Kết quả kiểm tra: Tổng số cơ sở được kiểm tra là 1.570 cơ sở, số cơ sở đạt yêu cầu là 1.193 cơ sở (chiếm: 76,0%). Kết quả xử lý vi phạm: trong số 1.570 cơ sở thực phẩm được kiểm tra có 304 cơ sở không đạt yêu cầu với tỷ lệ 19,4%, trong đó có 12 cơ sở bị xử lý phạt tiền với số tiền phạt 22,25 triệu đồng, 142 cơ sở phải khắc phục về nhãn với 167 loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục. Ngoài ra, còn một số vi phạm khác đã được các đoàn kiểm tra nhắc nhở các cơ sở chấn chỉnh, gồm: điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện trang thiết bị cơ sở, điều kiện con người. 
* Công tác phòng chống HIV/AIDS
Tính đến tháng 3/2019, lũy tích người nhiễm HIV là 12.356 người, số người chuyển sang AIDS là 6.294 người, số người chết do AIDS là 4.558 người, và số người nhiễm HIV hiện còn sống là 7.798 người. So với cùng kỳ năm 2018, số người mới phát hiện và số ca tử vong là tương đương, số ca chuyển AIDS giảm đi 04 trường hợp.
Cũng tính đến tháng 3/2019, trên địa bàn toàn thành phố có tổng số cơ sở điều trị Methadone là 18 cơ sở (tăng 02 cơ sở), tổng số bệnh nhân điều trị là 3.860 người, đạt 84% chỉ tiêu được giao, số bệnh nhân đạt liều duy trì 95%. So với cùng kỳ năm 2018, số bệnh nhân mới tham gia điều trị là 197 người (tăng 12 người, tương ứng 7%), bệnh nhân ngừng điều trị là 229 người (tăng 50 người, tương ứng 25%, trong số bệnh nhân ngừng điều trị Methadone thì có trên 95% là bệnh nhân có thời gian điều trị Methadone trên 12 tháng. 
Trong thời gian tới, thành phố iếp tục tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS, hướng tới thực hiện Kế hoạch 90-90-90 và chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo đúng cam kết, lộ trình đã đề ra.
4. Văn hóa - Thể thao
* Công tác văn hóa
Trong quý I năm 2019, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phong phú, đa dạng thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của đất nước và thành phố:
Trung tâm Thông tin cổ động tổ chức 04 đợt tuyên truyền cổ động trực quan Tết Dương lịch, Âm lịch năm 2019, kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng, Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và đón đoàn lãnh đạo cấp cao Triều Tiên về thăm Hải Phòng. Tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ Đêm Giao thừa - đón Xuân Kỷ Hợi 2019 tại Quảng trường Nhà hát thành phố, Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp và khu vực dải trung tâm thành phố. Tổ chức thành công Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân, tổ chức nhiều hoạt động phong phú tại Lễ hội Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Làng cá, ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2019. Thực hiện nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2019, đặc biệt chương trình nghệ thuật tại Quảng trường Nhà hát đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia, huy động trên 60 xe đạp treo cờ, khẩu hiệu đi tuyên truyền tại các tuyến đường chính của thành phố.
Trong thời gian tới, thành phố tập trung triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Hoa Phượng - Hải Phòng 2019 và các hoạt động lễ kỷ niệm 64 năm ngày Giải phóng Hải Phòng trong quý II năm 2019.    
* Công tác thể thao
Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao, trò chơi dân gian phục vụ quần chúng nhân dân trong dịp đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 như: Thi đấu Cờ tướng, biểu diễn Lân - Sư - Rồng, thi đấu giao hữu bóng đá; tổ chức giải Vô địch Vật tự do thành phố Cúp Báo Hải Phòng lần thứ 27 tại Tiên Lãng, phối hợp với Thành đoàn tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và giải Việt dã Cúp Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2019 tại Quảng trường Nhà hát thành phố; tổ chức giải cầu lông, bóng bàn kỷ niệm ngày Thể thao Việt Nam 27/3. 
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng tuyển chọn đào tạo vận động viên, tổ chức thi đấu kiểm tra thể lực năm 2018-2019 cho các vận động viên để chuẩn bị tham dự các giải thi đấu trong năm 2019 đạt kết quả tốt. Tính đến ngày 19/3/2019, Đoàn vận động viên Hải Phòng tham dự tổng số 03 giải thể thao quốc gia, quốc tế đạt 36 huy chương các loại (10 huy chương vàng,15 huy chương bạc và 11 huy chương đồng).
5. Tình hình trật tự an toàn giao thông
Từ ngày 16/02/2019 đến ngày 15/3/2019, toàn thành phố xảy ra 05 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 06 người và không có người bị thương. So với cùng kỳ năm 2018, số vụ tai nạn giao thông giảm 01 vụ, số người chết tăng 02 người và số người bị thương giảm 05 người. Không có trường hợp tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cẩn, chưa tuân thủ đúng quy định của người tham gia giao thông. 
Tính chung 3 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông đường bộ, không có tai nạn giao thông đường sắt, đường thủy. Các vụ tai nạn giao thông làm chết 16 người và bị thương 04 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giảm 01 vụ (tương ứng giảm 5,88%), số người chết không tăng không giảm và số người bị thương giảm 04 người.  
6. Công tác phòng chống cháy, nổ
Cùng khoảng thời gian từ ngày 16/02/2019 đến ngày 15/3/2019, thành phố Hải Phòng đã xảy ra 07 vụ cháy, trong đó có 02 vụ cháy nhà dân, không gây thiệt hại về người. Thực tế đã xác định được giá trị thiệt hại về tài sản của 01 vụ cháy là 25 triệu đồng, còn các vụ cháy khác đang trong quá trình xác minh và thống kê giá trị thiệt hại về tài sản. So với cùng kỳ năm trước, số vụ cháy giảm 04 vụ, số người bị thương giảm 03 người và giá trị thiệt hại giảm 6,5 triệu đồng.
Cộng dồn từ đầu năm, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 25 vụ cháy, bằng 75,76% so với cùng kỳ năm 2018, làm 01 người bị thương và giá trị thiệt hại về tài sản ước tính là 27 triệu đồng. Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục chú trọng tăng cường phối hợp liên ngành để kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại các địa bàn, cơ sở trọng điểm dễ xảy ra cháy nổ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.
Khái quát lại, kinh tế - xã hội thành phố quý I/2019 tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 15,05%, cao hơn mức tăng 15,01% của cùng kỳ năm 2018; hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của thành phố đạt mức tăng cao so với cùng kỳ; tình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như: giải phóng mặt bằng tại một số dự án hạ tầng kỹ thuật của thành phố chưa đảm bảo tiến độ; xuất hiện dịch bệnh nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp như dịch tả lợn Châu Phi…
Để tiếp nối đà tăng trưởng cao của quý I/2019, nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, quý II/2019 và các quý tiếp theo các cấp, ngành, địa phương, đơn vị cần tiếp tục tập trung cao công tác chỉ đạo, điều hành, nghiêm túc quán triệt, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vào các khu, vùng công nghệ cao theo quy hoạch; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra các vùng sản xuất lớn, các chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn từ sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản, thực phẩm.
Hai là, tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; trong đó tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Ba là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách và đầu tư công; tăng cường kiểm soát các nguồn thu, áp dụng triệt để, nghiêm minh các giải pháp chống thất thu, gian lận thuế, nợ đọng thuế.
Bốn là, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi người có công; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững; chú trọng giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động.
Năm là, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
Sáu là, đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng chính quyền điện tử gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết tố cáo, khiếu nại.
Bảy là, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội./.

Tác giả bài viết: Cục Thống kê Hải Phòng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây