Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP Hải Phòng năm 2022

Thứ sáu - 30/12/2022 10:30

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 12, 12 THÁNG NĂM 2022

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

 

Kinh tế thế giới đang trong thời kỳ nhiều biến động, những thay đổi về kinh tế, địa chính trị và sinh thái đều tác động đến triển vọng toàn cầu. Lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, buộc các chính phủ phải thắt chặt chính sách tiền tệ, khiến hộ gia đình siết chặt chi tiêu trong bối cảnh hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch Covid-19 đang giảm dần. Nhiều quốc gia có thu nhập thấp đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính. Đồng thời, xung đột giữa Nga và U-crai-na làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra gián đoạn địa chính trị toàn cầu. Mặc dù tác động của đại dịch đã giảm ở hầu hết các quốc gia, nhưng những làn sóng kéo dài của đại dịch vẫn tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế.

Kinh tế trong nước năm 2022 hồi phục mạnh mẽ sau hai năm chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, tuy phải đối mặt với những thách thức trong nước cũng như môi trường kinh tế toàn cầu bất lợi nhưng tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 tiếp tục ổn định và khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thúc đẩy tăng trưởng; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng; sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh; thương mại, dịch vụ sôi động ở tất cả các ngành; các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, đời sống người dân được cải thiện. Các hoạt động chăm lo đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động được triển khai tích cực, hiệu quả... 

Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng năm 2022 tiếp tục ổn định và phát triển. Dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh dần trở lại bình thường. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố tuy không đạt kế hoạch, nhưng vẫn gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước, thuộc tốp đầu các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tăng trưởng khá so với cùng kỳ như sản xuất công nghiệp, hàng qua cảng, thu ngân sách, thu hút FDI, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đặc biệt các hoạt động du lịch, dịch vụ có sự phục hồi và tăng trưởng mạnh; các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, có hiệu quả; tình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thành phố còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu chưa bám sát kế hoạch năm; giải ngân đầu tư công thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra. Tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công tại một số dự án đã được thành phố thu hút đầu tư và triển khai xây dựng còn chậm... Kết quả năm 2022 đạt được như sau:

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố 

Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2022 ước tăng 12,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2022 tăng từ 13%), đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng. Trong mức tăng trưởng chung đó, khu vực: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,21% (kế hoạch tăng 1,16%), đóng góp 0,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 15,56% (kế hoạch tăng 19,25%), đóng góp 8,39 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực dịch vụ tăng 9,06% vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 5,15%), đóng góp 3,32 điểm phần trăm vào mức tăng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,57%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng 1,21%, thấp hơn mức tăng 1,49% của năm 2021. Sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, tuy diện tích đất canh tác cây trồng xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng do áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng mới cho năng suất cao vào sản xuất làm năng suất cây trồng tăng khá, chăn nuôi không xuất hiện ổ dịch bệnh lớn; đàn lợn, đàn gia cầm tăng trưởng ổn định; khai thác thủy sản tiếp tục là ngành có mức tăng trưởng cao trong khu vực này. Ngành nông nghiệp tăng 0,36%, đóng góp 0,01 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành lâm nghiệp tăng 0,02%; ngành thủy sản tăng 2,51%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm. 

Trong khu vực công nghiệp - xây dựng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 16,3%, đóng góp 7,96 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng, động lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng 17,62%, đóng góp 8,01 điểm phần trăm vào mức tăng chung, với sự đóng góp chủ lực của các ngành sản xuất hàng may sẵn; sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh; sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính; sản xuất thiết bị truyền thông; sản xuất máy chuyên dụng; sản xuất mô tô, xe máy; sản xuất săm, lốp cao su;... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số sản xuất giảm như: sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép; sản xuất pin và ắc quy; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ; sản xuất xe có động cơ; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu;... làm giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp thấp hơn năm 2021. Ngành xây dựng vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, tăng 8,4%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Khu vực dịch vụ đang được phục hồi sau dịch Covid-19 với những kết quả tích cực, là yếu tố đóng góp khá vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Những tháng cuối năm, hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến. Nguồn cung hàng hóa lương thực, thực phẩm cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá cả hàng hóa ổn định. Thành phố triển khai nhiều gói khuyến mại, hỗ trợ, kích thích tiêu dùng, du lịch, vận tải,... 

Khu vực dịch vụ tăng 9,06%, đóng góp 3,32 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành có tỷ trọng lớn tăng trưởng khá như ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 7,66%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; vận tải, kho bãi tăng 11,15%, đóng góp 1,82 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 11,63%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 10,11%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm;...

Cơ cấu nền kinh tế năm 2022 chuyển dịch đúng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;, trong đó khu vực: nông, lâm, nghiệp thủy sản, chiếm tỷ trọng 3,61%; công nghiệp - xây dựng chiếm 53,68%; thương mại - dịch vụ chiếm 36,98%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 5,73%. 

TỐC ĐỘ TĂNG GRDP QUA CÁC NĂM (%)

 2. Hoạt động tài chính, ngân hàng

 2.1 Tài chính

Thu ngân sách nhà nước năm 2022 có một số thuận lợi như tình hình kinh tế - an ninh trên địa bàn thành phố tiếp tục ổn định và phát triển, số thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng đột biến do một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hết thời gian ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, chuyển sang nộp 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022 ước đạt 107.132,6 tỷ đồng, tăng 11,8% so cùng kỳ năm trước và đạt 101,4% dự toán HĐND. Trong đó: thu ngân sách nhà nước địa phương ước đạt 39.822,6 tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước và đạt 87,2% dự toán HĐND, chỉ tính riêng các khoản thu nội địa ước đạt 36781,5 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cùng kỳ và đạt 89,7% dự toán HĐND; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 67.310 tỷ đồng, tăng 16,3% so cùng kỳ và đạt 112,2% dự toán HĐND.

Trong thu nội địa: thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 2.871,2 tỷ đồng, tăng 0,2% so cùng kỳ, đạt 96,7% dự toán HĐND; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.618,2 tỷ đồng, tăng 19,1% so cùng kỳ, đạt 123,4% dự toán HĐND; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 7.623,5 tỷ đồng, giảm 20,5% so cùng kỳ, đạt 69,8% dự toán HĐND; các khoản thu về nhà, đất ước đạt 10.613,5 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 87,9% dự toán HĐND; thuế thu nhập cá nhân ước đạt 3.650,6 tỷ đồng, tăng 13,2% so cùng kỳ năm trước và đạt 110% dự toán HĐND;...

Tổng chi ngân sách địa phương năm 2022 ước đạt 31.685,7 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước; bằng 87,3% dự toán HĐND thành phố giao, trong đó tổng chi đầu tư phát triển ước đạt 13.730,8 tỷ đồng, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm trước; bằng 75,6% so dự toán HĐND; chi thường xuyên ước đạt 13.610,7 tỷ đồng, bằng 105,9 so với cùng kỳ năm trước; bằng 98,8% dự toán HĐND, trong đó: chi giáo dục – đào tạo và dạy nghề đạt 4.849,8 tỷ đồng; chi y tế, dân số và gia đình đạt 1.279,8 tỷ đồng; chi hoạt động kinh tế đạt 1.484,9 tỷ đồng; chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể đạt 2.323,2 tỷ đồng;...  

 2.2 Ngân hàng

Năm 2022, thành phố thực hiện các giải pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế, tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như: bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp,... Công tác huy động vốn tiếp tục tăng trưởng ổn định, hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn đảm bảo an toàn, hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 2%.

* Công tác huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước thực hiện đến 31/12/2022 đạt 279.771 tỷ đồng, tăng 6,45% so với cùng kỳ năm trước.

Theo loại tiền: huy động bằng VND ước đạt 261.758 tỷ đồng, tăng 4,85% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 93,56%; ngoại tệ (quy đổi VND) ước đạt 18.013 tỷ đồng, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 6,44%. 

Theo hình thức huy động: huy động tiền gửi tiết kiệm ước đạt 167.904 tỷ đồng, tăng 10,15% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 60,01%; tiền gửi thanh toán ước đạt 107.032 tỷ đồng, tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 38,26%; phát hành giấy tờ có giá ước đạt 4.835 tỷ đồng, giảm 21,47%, chiếm tỷ trọng 1,73%. 

* Công tác tín dụng

Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2022 ước đạt 178.128 tỷ đồng, tăng 19,49% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: cho vay bằng VND ước đạt 169.826 tỷ đồng, tăng 19,77% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 95,34%. Cho vay ngoại tệ (quy đổi VND) ước đạt 8.302 tỷ đồng, tăng 14,04% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 4,66%.

Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn vay: Cho vay ngắn hạn ước đạt 93.887 tỷ đồng, tăng 23,44% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 52,71%; cho vay trung, dài hạn ước đạt 84.241 tỷ đồng, tăng 15,37% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 47,29%. 

3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Năm 2022, dưới sự chỉ đạo sát sao của thành phố, các ngành, các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để ổn định giá cả thị trường. Các mặt hàng chủ yếu chưa có biến động nhiều về giá. Vào thời điểm cuối năm, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hải Phòng cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Chương trình nhằm góp phần điều hòa và cân đối cung-cầu, bình ổn thị trường hàng hóa và an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân TP về các mặt hàng thiết yếu cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán 2023; đồng thời gắn với việc thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Đối với chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2022, giá xăng dầu giảm theo giá nhiên liệu thế giới; giá một số loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà giảm là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,11% so với tháng trước; tăng 3,84% so với tháng 12/2021. 

So với tháng trước, CPI thành phố Hải Phòng tháng 12/2022 giảm 0,11% (khu vực thành thị giảm 0,33%; khu vực nông thôn tăng 0,17%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 06 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng trước và 03 nhóm có chỉ số giá tiêu dùng tăng. Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 12/2022 giảm 0,03% so với tháng trước, tác động làm CPI chung giảm 0,01 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,45%; thực phẩm giảm 0,12% tác động làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,05%; chỉ số giá nhóm lương thực tháng 12/2022 tăng 0,45% so với tháng trước, do nhu cầu về gạo có xu hướng tăng vào dịp cuối năm.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 12/2022 tăng 3,84%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá và 01 nhóm giảm giá.

 CPI bình quân quý IV/2022 tăng 4,11% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá và 01 nhóm giảm giá.

Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong quý IV năm 2022

- Giá thực phẩm tăng 5,02%, làm CPI chung tăng 1,25 điểm phần trăm, trong đó thịt lợn, thịt gà, hải sản tươi sống tăng lần lượt là 7,34%, 6,78%, 3,83%.

- Giá dịch vụ giáo dục tăng 7,82% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm do các trường trên địa bàn thành phố tăng học phí năm học 2022-2023.

- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 8,64% so cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm do giá thép, xi măng, gạch xây tăng khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng.

- Giá lương thực tăng 3,4%, tác động làm CPI chung tăng 0,11%, trong đó giá gạo các loại tăng 1,99%.

Một số nguyên nhân làm giảm CPI trong quý IV năm 2022

- Giá rau tươi, khô và chế biến quý IV/2022 giảm 9,43% so với cùng kỳ năm trước do thời tiết thuận lợi nên nguồn cung dồi dào

- Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas quý IV/2022 giảm 6,03% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 12 tháng năm 2022 tăng 3,47% so với cùng kỳ năm trước.

Một số nguyên nhân làm tăng CPI 12 tháng năm 2022

- Trong 12 tháng năm 2022, giá xăng dầu trong nước điều chỉnh 34 đợt (trong đó có 14 đợt giảm giá), làm cho giá xăng dầu bình quân 12 tháng tăng 26,83%, tác động CPI chung tăng 0,92 điểm phần trăm.

- Ăn uống ngoài gia đình tăng 6,93%, làm CPI chung tăng 0,6 điểm phần trăm do nhu cầu ăn uống tăng khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.

- Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, tính từ đầu năm đến nay, giá gas tăng 11,59%, góp phần làm CPI chung tăng 0,12 điểm phần trăm.

- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần trăm.

- Giá thực phẩm 12 tháng năm 2022 tăng 1,64%, tác động làm CPI chung tăng 0,41 điểm phần trăm.

Một số nguyên nhân làm giảm CPI 12 tháng năm 2022

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI 12 tháng năm 2022, giá một số mặt hàng thực phẩm giảm như thịt lợn giảm 13,78%; thịt gia súc đông lạnh giảm 6,3%; mỡ động vật giảm 11,25%; giá điện thoại các loại giảm 1,75% là nguyên nhân làm giảm CPI 12 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 12 tháng năm 2022, CPI tăng 3,47% so với cùng kỳ năm trước.

* Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ:

- Giá vàng trong nước thường có xu hướng tăng vào dịp cuối năm, thêm vào đó giá vàng trong nước chịu ảnh hưởng bởi giá vàng thế giới. Do đó, chỉ số giá vàng tháng 12/2022 tăng 0,92% so với tháng trước, tăng 2,42% so với tháng 12/2021. Giá vàng bình quân tháng 12/2022 dao động ở mức 5,39 triệu đồng/chỉ.

- Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2022 giảm 2,52% so với tháng trước, tăng  5,47% so với tháng 12/202. Đồng đô la giảm giá trong bối cảnh lo ngại rằng lãi suất tăng có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái.

4. Đầu tư

Năm 2022, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn đều tăng ở cả 3 khu vực (Nhà nước; Ngoài nhà nước và Đầu tư trực tiếp nước ngoài), song bị tác động bởi dịch bệnh, biến động về kinh tế và chính trị trên thế giới, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn thành phố chưa hoàn thành mục tiêu đề ra. 

Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội của Hải Phòng năm 2022 ước đạt 180.621,7 tỷ đồng, tăng 12,04% so với cùng kỳ và bằng 90,30% so Kế hoạch (Kế hoạch 2022 là 200.000 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do Kế hoạch đầu tư năm 2022 được xây dựng khi trên địa bàn thành phố chưa xuất hiện dịch bệnh Covid-19, vì vậy việc thực hiện vốn đầu tư trên thực tế có nhiều khó khăn, thách thức: dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh trong quý I/2022 đã dẫn đến thiếu hụt lớn lực lượng lao động tạm thời, bên cạnh đó xung đột chính trị quân sự Nga - Ucraina ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu làm cho giá nguyên, nhiên, vật liệu, cước, phí vận chuyển quốc tế tăng cao. 

Năm 2022, nguồn vốn đầu tư công của Hải Phòng được phân bổ có mức tăng cao và tỷ lệ giải ngân tính đến tháng 12 đạt mức khá xấp xỉ 80%. Đây là kết quả giải ngân cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế tốc độ giải ngân thực hiện vốn đầu tư công vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc mang tính cố hữu như: tiến độ thi công của các dự án còn chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ phân bổ vốn và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Các dự án trọng điểm năm 2022 chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã được HĐND thông qua vì nhiều lý do khách quan, trong đó chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, người dân chưa đồng thuận với chi phí đền bù, hỗ trợ đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ còn do quy hoạch chung xây dựng thành phố chưa được phê duyệt điều chỉnh. Trong quá trình triển khai, một số chủ đầu tư, nhà đầu tư còn chưa tích cực trong công tác phối hợp giải quyết. Ngoài ra, nguyên nhân biến động tăng của giá vật tư, nguyên nhiên vật liệu, lãi suất ngân hàng và khan hiếm vật liệu cát san lấp nền đã phần nào ảnh hưởng tới tiến độ thi công cũng như thực hiện thủ tục đầu tư của các dự án.

Ở khu vực ngoài nhà nước, năm 2022 , vốn đầu tư thực hiện ước đạt 97.148,1 tỷ đồng, tăng 6,36% so với cùng kỳ. Trong đó tập trung chủ yếu ở vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 73.932,4 tỷ đồng, chiếm 76,10%, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh những dự án được đẩy mạnh đầu tư thì trong 12 dự án trọng điểm của thành phố dự kiến khởi công trong năm 2022 thì có 3 dự án đảm bảo đúng tiến độ, 9 dự án đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư và các thủ tục khác có liên quan sau khi đã lựa chọn được nhà đầu tư làm cơ sở để triển khai thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật hiện hành.  

Ở khu vực FDI, vốn đầu tư thực hiện ước đạt 60.164,4 tỷ đồng, tăng 19,38% so với năm 2021. Điển hình ở khu vực này là 3 nhà máy của tập đoàn LG tại Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở dự án LG Display với nhà máy H3 đang xây dựng, LG Innoteck đầu tư mạnh máy móc thiết bị ở nhà máy V2,  Công ty Pegatron đẩy mạnh xây dựng nhà máy tại Thủy Nguyên giai đoạn 2 và Dự án xây dựng nhà ở công nhân tại quận Hải An với vốn đầu tư khoảng 1.560 tỷ đồng. 

* Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Tính đến 15/12/2022 Hải Phòng có 852 dự án còn hiệu lực:

Tổng vốn đầu tư     : 24.568,86 triệu USD 

Vốn điều lệ             :   7.483,71 triệu USD

Vốn Việt Nam góp :      226,07 triệu USD 

Nước ngoài góp      :   7.257,64 triệu USD

Từ đầu năm đến 15/12/2022, toàn thành phố có 88 dự án cấp mới đến từ 13 quốc gia với số vốn đầu tư đạt 1.121,41 triệu USD, tăng 220,95% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cấp mới trong KCN, KKT đạt 1.003,89 triệu USD (chiếm 89.52%); cấp mới ngoài KCN, KKT đạt 117,52 triệu USD (chiếm 10,48%).

Điều chỉnh tăng vốn đầu tư có 40 dự án, với số vốn tăng là 910,12 triệu USD. Các dự án mới và tăng vốn chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Cấp mới và tăng vốn toàn thành phố có 128 dự án, vốn đầu tư đạt 2.031,53 triệu USD.

Tính từ nửa cuối tháng 11 đến 15/12/2022 có 2 dự án cấp mới và 40 dự án điều chỉnh tăng vốn. Đối với dự án cấp mới, đáng kể nhất là Dự án Trung tâm Module Toàn cầu với tổng vốn đăng ký 52 triệu USD. 2 dự án điều chỉnh tăng lớn là Dự án Pegatron của nhà đầu tư Đài Loan với tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng là 300 triệu USD và Dự án Cty TNHH Agape Việt Nam của nhà đầu tư Singapore với tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng là 126,95 triệu USD. 

Cũng từ đầu năm đến 15/12/2022, có 30 dự án thu hồi/chấm dứt hoạt động trong đó có 29 dự án chấm dứt hoạt động và 01 dự án tạm ngừng hoạt động. 

5. Hoạt động của doanh nghiệp

Thành phố tập trung chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp thu hút nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, duy trì hoạt động và góp phần ổn định, xây dựng kinh tế - xã hội phát triển trên địa bàn.

5.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Dự kiến trong tháng 12 năm 2022, toàn thành phố có 211 doanh nghiệp (DN) thành lập mới (giảm 10,21% so với cùng kỳ năm 2021), với tổng số vốn đăng ký ước đạt 1.872,1 tỷ đồng (giảm 47,61%), vốn đăng ký bình quân một DN ước đạt 8,87 tỷ đồng. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới trong tháng là 101 cơ sở. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh là 163 đơn vị.

Ước tính cả năm 2022, toàn thành phố có 3.215 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký ước đạt 27.335,8 tỷ đồng, tăng 6,35% về số DN và giảm 10,77% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021; vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 8,5 tỷ đồng. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới là 1.984 cơ sở. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh là 2.318 đơn vị.

Tính chung cả năm 2022, có 253 doanh nghiệp dự kiến thực hiện thủ tục giải thể và 3.300 doanh nghiệp thực hiện yêu cầu giải trình tình hình hoạt động trên địa bàn thành phố.

5.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của 188 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy: Có 69,02% số DN đánh giá tổng thể chung về tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2022 so với quý III/2022 là tình hình tốt lên và giữ ổn định (34,78% DN đánh giá tốt lên và 34,24% DN đánh giá giữ ổn định), có 30,98% số DN cho rằng khó khăn hơn. Trong đó, khu vực DN nhà nước lạc quan nhất với 83,33% DN cho rằng tốt lên và giữ ổn định; tỷ lệ này ở khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN ngoài nhà nước lần lượt là 70,5% và 64,93%. 

Tình hình sản xuất kinh doanh Q1/2023 so với Q4/2022 được 65,76% số doanh nghiệp đánh giá giữ sản xuất ổn định và tốt hơn (23,37% DN đánh giá tốt lên, 42,39% DN đánh giá giữ ổn định); có 34,24% số doanh nghiệp cho rằng khó khăn hơn. Trong các khu vực doanh nghiệp, khu vực nhà nước đánh giá lạc quan nhất với 83,33% (33,33% tốt lên; 50% giữ ổn định), các khu vực khác cũng khá lạc quan như khu vực FDI có 72,72% số DN đánh giá giữ ổn định và tốt lên (20% tốt lên; 37,89% giữ ổn định), khu vực ngoài nhà nước có 57,89% số DN đánh gái giữ ổn định và tốt lên (25,97% tốt lên; 46,75% đánh giá giữ ổn định). 

Tuy nhiên về chỉ số cân bằng về tịnh hình sản xuất kinh doanh Q1/2023 so với Q4/2022 là (-10,87%) điều này cho thấy tình hình trong Quý I/2023 còn nhiều khó khăn thách thức.

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh quý IV/2022, có 42,93% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 39,67% số doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 35,87% doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường trong nước thấp; 26,63% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

6.1. Nông nghiệp

Trong năm 2022, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, cây trồng sinh trưởng phát triển thuận lợi, không có diện tích bị thiệt hại ảnh hưởng đến năng suất. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và quản lý vật tư nông nghiệp được chú trọng triển khai thực hiện trên địa bàn.

Ước tính giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn thành phố năm 2022 ước đạt 15.704,5 tỷ đồng, bằng 101,12% so với năm 2021, trong đó GTSX ngành nông nghiệp ước đạt 10.171,1 tỷ đồng, bằng 100,38%; ngành lâm nghiệp ước đạt 28,13 tỷ đồng, bằng 100,02% và ngành thủy sản ước đạt 5.505,2 tỷ đồng, bằng 102,51% so với cùng kỳ năm 2021. 

6.1. Nông nghiệp

* Trồng trọt

Cây hàng năm

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn thành phố năm 2022 ước đạt 77.154,1 ha, bằng 98,84% so với năm 2021. Diện tích canh tác cây trồng tiếp tục có xu hướng giảm do sự dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, việc thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng hạn chế sức sản xuất trong dân và nhu cầu mở rộng diện tích gieo trồng. 

Diện tích trồng lúa cả năm 2022 ước đạt 56.847,9 ha, bằng 98,52% so với năm trước. Diện tích gieo trồng lúa giảm do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Chuyển sang đất dự án, xây dựng và khu công nghiệp 54,5 ha; canh tác cây hàng năm khác 28 ha, cây ăn quả lâu năm 94 ha, nuôi trồng thủy sản 24 ha; ruộng không canh tác 254,4 ha. Năng suất lúa cả năm 2022 toàn thành phố ước đạt 64,33 tạ/ha, bằng 100,14% so với năm trước

Ước tính diện tích gieo trồng một số cây hàng năm khác cả năm 2022 so với cùng kỳ năm trước như sau: Cây ngô đạt 981,8 ha, bằng 89,67%; cây thuốc lào đạt 1.896,1 ha, bằng 101,82%; nhóm cây đậu, đỗ các loại đạt 271,8 ha, bằng 106,3%; hoa các loại đạt 674,9 ha, bằng 108,41%. Hiện nay nghề trồng hoa cây cảnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.

Cây lâu năm 

Diện tích cây lâu năm trên địa bàn thành phố năm 2022 ước đạt 8.388,8 ha, bằng 101,6% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích cây trồng tăng do chuyển đổi từ một số diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm, mở rộng quy mô cây trồng tại những vùng trồng tập trung chuyên canh và cây trồng phân tán trên đất vườn của các hộ dân. 

Nhìn chung, cơ cấu các nhóm cây trồng lâu năm giữ được sự ổn định so với năm trước, trong đó: diện tích nhóm cây ăn quả đạt 6.750,7 ha, chiếm 82% tổng diện tích cây lâu năm; diện tích cây lâu năm khác đạt 1.236,6 ha, chiếm 13,5%; diện tích cây lấy quả chứa dầu đạt 243,6 ha, chiếm 3%...

Thời gian tới, trên địa bàn thành phố tập trung xây dựng nhiều mô hình sản xuất cây ăn quả đặc trưng của từng đơn vị, nhu cầu tiêu thụ cao được hình thành, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tận dụng những diện tích đất cấy lúa bị bỏ không, có hiệu quả chưa cao. 

- Sản xuất vụ Đông 2022-2023

Nhóm cây trồng chủ lực trong vụ Đông gồm: ngô, đậu tương, khoai lang, khoai tây và rau đậu các loại. Tập trung đẩy mạnh sản xuất rau ở vùng quy hoạch, vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến, có thị trường đầu ra ổn định; sản xuất rau có đăng ký bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tính đến thời điểm ngày 15/12/2022, tiến độ gieo trồng cây vụ Đông trên địa bàn thành phố ước đạt 5.846,8 ha, bằng 86,54% so với vụ Đông năm 2021. Trong đó: cây ngô đạt 265 ha, khoai lang đạt 257 ha, ớt đạt 363 ha, khoai tây đạt 380 ha... 

Các loại cây trồng chủ lực trong vụ Đông đã cơ bản gieo trồng xong, đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển, những diện tích vụ Đông sớm đã bắt đầu cho thu hoạch với sản lượng ổn định và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.

Diện tích nhiễm sinh vật gây hại cây vụ Đông ước đạt 273 ha, cơ bản đã được phòng trừ hiệu quả, không gây ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

* Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi toàn thành nhìn chung ổn định do dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tốt, nguồn cung con giống sẵn có và ổn định. Tuy nhiên, giá thức ăn vẫn ở mức cao, gây khó khăn đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. 

Ước tính tháng 12 năm 2022, tổng đàn trâu hiện có trên địa bàn đạt 4.175 con, giảm 5,88% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò đạt 7.595 con, giảm 5,89%. 

Tổng đàn lợn toàn thành ước đạt 153.584 con, giảm 3,44% so với cùng kỳ năm trước. Giá thịt lợn hơi xuất chuồng bình quân đạt 55,83 nghìn đồng/kg, giảm 5,29% so với tháng trước.

Tổng đàn gia cầm ước đạt 8.732,95 nghìn con, tăng 0,91% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà ước đạt 6.808,40 nghìn con, tăng 4,16%. Giá thịt gia cầm các loại cũng giảm theo giá thịt lợn hơi, trong đó gà ta thịt hơi khoảng 95,71 nghìn đồng/kg, giảm 2,26%; gà công nghiệp lông trắng thịt hơi 40,99 nghìn đồng/kg, giảm 2,41% so với tháng trước.

- Sản xuất ngành chăn nuôi quý IV và că năm 2022

Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm 2022 ước đạt 30,02 nghìn tấn, tăng 20,54% so với cùng kỳ (quý IV ước đạt 7,12 nghìn tấn); sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 721,54 tấn, giảm 3,65% (quý IV đạt 163 tấn); sản lượng bò hơi xuất chuồng ước đạt 1.020,29 tấn, giảm 9,57% (quý IV đạt 233 tấn); sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 67,62 nghìn tấn, giảm 0,73% (quý IV đạt 16,53 nghìn tấn); sản lượng trứng gia cầm ước đạt gần 304,55 triệu quả, giảm 3,23% (quý IV đạt 76,63 triệu quả) so với cùng kỳ năm trước.

Thời gian tới, tập trung phát triển các mô hình chăn nuôi hướng tới yếu tố hiệu quả, bền vững dựa trên con giống ưu việt, quy trình chăn nuôi hiện đại, tối ưu chi phí vận hành, đảm bảo đầu ra thương phẩm chất lượng cao. 

Bên cạnh đó cần tiếp tục triển khai xây dựng, nhân rộng và phát triển các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn, chăn nuôi theo chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi; phát triển mô hình hợp tác xã chăn nuôi trong xây dựng các chuỗi liên kết.

6.2. Lâm nghiệp

Ước tính tháng 12 năm 2022, sản lượng gỗ khai thác đạt 120,5 m3, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 3.983,1 ste, tăng 15,81%. Tính chung cả năm 2022, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1.290,6 m3, giảm 0,72% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác ước đạt 38.852,2 ste, giảm 2,72%.

Phong trào trồng cây phân tán của thành phố vẫn luôn được duy trì hàng năm với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và nhân dân. Kết quả trồng cây lâm nghiệp phân tán toàn thành năm 2022 ước đạt 186,2 nghìn cây, bao gồm cây lấy gỗ, cây phong cảnh, cây bóng mát. Cây phân tán chủ yếu được trồng tập trung vào mùa xuân (sau tiết lập xuân) ở các khu đô thị mới, công viên, trường học, khu di tích, danh lam thắng cảnh và trồng bổ sung ở các tuyến đường trục chính, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước và tính đa dạng sinh học của rừng, phát huy tác dụng phòng hộ, giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra. 

6.3. Thủy sản

Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tháng 12 năm 2022 ước đạt 16.671,0 tấn, tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước đạt 192.421,2 tấn, tăng 2,08% so với cùng kỳ năm trước.

* Nuôi trồng 

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2022 ước đạt 11.683,9 ha, tăng 1,46% so với cùng kỳ năm 2021, với hệ số nuôi đạt 1,1 lần trên tổng diện tích nuôi toàn thành. Trong đó chủ yếu là diện tích nuôi cá các loại với tỷ trọng chiếm 69% tổng diện tích nuôi trồng, diện tích nuôi tôm các loại chiếm 26%, còn lại là nuôi các loài thủy sản khác. 

Sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch tháng 12 năm 2022 ước đạt 7.992,7 tấn, tăng 1,12% so với cùng kỳ năm trước, tính chung cả năm 2022 sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 76.766,6 tấn, tăng 1,79%, chia ra: cá các loại đạt 53.132,2 tấn, tăng 2,30%; tôm các loại đạt 6.882,5 tấn, tăng 1,69%; thủy sản khác đạt 16.751,9 tấn, tăng 0,21%. 

Các cơ sở nuôi trồng thủy sản chủ động thu hoạch các sản phẩm thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm nhất là đối tượng chịu rét kém như cá rô phi, cá vược, cá song, cá chim vây vàng, ba ba…; chủ động vật tư, trang thiết bị và thực hiện các biện pháp phòng tránh rét cho thủy sản nuôi để đảm bảo cung ứng đầy đủ sản phẩm cho dịp Tết Nguyên đán.

Các trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt tập trung lưu giữ, chăm sóc đàn cá bố mẹ qua đông, tu sửa hệ thống bể trại, chuẩn bị cho vụ sản xuất 2023. Đối với các trại sản xuất giống lợ mặn có hệ thống nâng nhiệt, chủ động cung cấp giống tôm sú, tôm rảo, tôm thẻ chân trắng…, đáp ứng nhu cầu thả bù giống lợ mặn của các đầm nuôi. Sản lượng giống sản xuất năm 2022 ước đạt 2.278,8 triệu con giống các loại, tăng 0,69% so với cùng kỳ năm trước.

* Khai thác 

Theo kết quả điều tra tại thời điểm tháng 12/2022, tổng số tàu thuyền khai thác hải sản có động cơ của thành phố có 1.627 phương tiện với tổng công suất đạt 206,6 nghìn CV, giảm 59 phương tiện so với năm trước.

Sản lượng khai thác thủy sản tháng 12 năm 2022 ước đạt 8.678,3 tấn, tăng 1,20% so với cùng kỳ năm trước; tính chung cả năm 2022, sản lượng thủy sản khai thác của toàn thành phố ước đạt 115.654,6 tấn, tăng 2,27% so với cùng kỳ năm trước. 

Thời gian tới, tuyên truyền vận động các chủ tàu, thuyền và ngư dân thường xuyên theo dõi thời tiết, chủ động phòng tránh, đảm bảo phương án an toàn sản xuất trong phạm vi vùng biển theo quy định.

 7. Sản xuất công nghiệp

Công nghiệp thành phố Hải Phòng năm 2022 gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động từ tình hình lạm phát, dịch bệnh, địa chính trị trên thế giới. một số ngành sản xuất có chỉ số sản xuất giảm do thiếu nhỡ linh kiện sản xuất; bị đối tác hủy đơn hàng; thị trường xuất khẩu sụt giảm; giá cả chi phí đầu vào chưa có dấu hiệu hạ nhiệt… Những tháng cuối năm sản xuất công nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực và đạt mức tăng khá nhờ ngành công nghiệp sản xuất điện tử tăng trưởng mạnh mẽ và có những đóng góp nổi bật.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12/2022 ước tính tăng 9,51% so với tháng 11 và tăng 23,98% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 26,65% so với cùng kỳ, các ngành còn lại đều giảm: ngành cung cấp nước, xử lý rác thải giảm 2,07%; ngành khai khoáng giảm 38,18%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 25,53%.

Tính chung cả năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,56% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,6%, đóng góp 14,87 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 7,35%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng chung; hai ngành có chỉ số giảm là ngành khai khoáng giảm 20,3% và ngành sản xuất, phân phối điện giảm 4,67%, tác động làm giảm tương ứng 0,04 và 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Trong năm 2022, một số ngành công nghiệp cấp 4 có chỉ số sản xuất tăng cao so với năm trước và đóng góp lớn vào mức tăng chung của toàn ngành: sản xuất hàng may sẵn tăng gấp 4,3 lần; sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh tăng 3 lần; sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính tăng 3,8 lần với cùng kỳ; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 44,68%; sản xuất máy chuyên dụng tăng 59,11%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 51,3%; sản xuất săm, lốp cao su tăng 46,38%;... Một số ngành có mức tăng khá: sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa tăng 26,7%; chế biến và bảo quản thủy sản tăng 33,82%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao tăng 26,54%;... Một số ngành có chỉ số tăng một con số như: sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm tăng 4,21%; sản xuất xi măng, vôi, thạch cao tăng 5,69%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 8,66%;...

Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm như: sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép giảm 62,37%; sản xuất pin và ắc quy giảm 30,19%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ giảm 26,8%; sản xuất xe có động cơ giảm 29,76%; khai thác đá, cát, sỏi đất sét giảm 20,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 16,92%;...

* Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tháng 12 năm 2022 tăng 4,7% so với tháng 11/2022 và tăng 23,42% so với cùng kỳ; cả năm 2022 chỉ số tiêu thụ tăng 21,85% so với cùng kỳ, trong đó có một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng rất cao, trên 200% như: sản xuất hàng may sẵn tăng 4,5 lần; sản xuất plastic, cao su tổng hợp dạng nguyên sinh tăng 2,8 lần; chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 2,16 lần. 

Một số ngành có mức tăng cao: sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su tăng 46,14%; sản xuất các loại hàng dệt khác tăng 31,97%;... Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng khá như: sản xuất bê tông tăng 27,16%; sản xuất cấu kiện kim loại tăng 16,27%; sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính) tăng 37,62%;... Một số ngành có mức tăng một con số như: may trang phục tăng 1,26%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 4,34%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 2,75%; sản xuất đồ chơi, trò chơi tăng 6,69%; sản xuất xi măng, vôi, thạch cao tăng 6,76%; ...

Một số ngành tiếp tục có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh nhiều tháng qua như: chế biến gỗ giảm 63,94%; sản xuất phân bón và hợp chất nito giảm 29,27%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 15,46%; sản xuất vải dệt thoi giảm 17,69%;.... 

* Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tại thời điểm 31/12/2022 tăng 5,12% so với tháng trước và tăng 31,95% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so cùng kỳ: sản xuất thiết bị truyền thông tăng 2,78 lần; sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 30,02%; sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu tăng 72,25%; sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng tăng 13,93%;…

 Bên cạnh đó có một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ như: sản xuất thuốc lá giảm 54,02%; sản xuất bi, bánh răng hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động giảm 61,71%; sản xuất giày dép giảm 76,66%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 5,91%; sản xuất xi măng, vôi, thạch cao giảm 32,36%...

* Số lao động làm việc trong doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2022 dự kiến tăng 1,03% so với tháng 11 và tăng 4,06% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,92%; lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 19,73%; lao động doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,37%. Cũng tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong ngành khai khoáng giảm 33,33% so với cùng thời điểm năm trước; ngược lại ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,19%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,76%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,86%.

Những ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sử dụng lao động tăng so với cùng kỳ gồm: sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 122,78%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 14,27%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 18,1%. Những ngành có chỉ số sử dụng lao động giảm: có 18 ngành có chỉ số lao động giảm trong tháng 12: dệt giảm 62,05%; khai khoáng giảm 33,33%; chế biến gỗ giảm 27,76%; sản xuất thiết bị điện giảm 21,55%;...

* Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 12 tháng năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: kính nổi và kính đã mài đạt 995,2 nghìn tấn, tăng 3,08 lần; modun camera trên 216,9 triệu cái tăng 2,1 lần; tivi 1.254,8 nghìn chiếc, tăng 66,87%; điện cực kim loại cơ bản (nam châm điện) đạt 10,2 nghìn tấn tăng 63,02%; mạch điện tử tích hợp sản xuất đạt 39,1 triệu chiếc tăng 38,86%; bột giặt và các chế phẩm dùng để tẩy rửa đạt 73,4 nghìn tấn tăng 26,7%; lốp mới bằng cao su sản xuất đạt 3,1 triệu cái tăng 46,38%; máy in offset trên 1,80 triệu chiếc tăng 37,18%; xe mô tô trên 68,1 nghìn chiếc tăng 51,3%; bê tông tươi đạt 1.214,9 nghìn m³ tăng 84,13%;…

Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ: phân bón chỉ đạt 190,2 nghìn tấn bằng 73,2% (-26,8%); ắc quy điện các loại đạt 368 nghìn Kwh giảm 30,19%; bia đóng chai đạt 4,1 triệu lít giảm 30,51%; máy giặt loại không quá 10 kg đạt 1,09 triệu cái giảm 16,95%;...

8. Thương mại, dịch vụ

Năm 2022, hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn có nhiều khởi sắc, dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ du lịch lữ hành phục hồi mạnh mẽ sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Các chương trình kết nối cung cầu, khuyến mãi tiêu dùng được đẩy mạnh; Thành phố chủ động chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp nhằm kích cầu du lịch, tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch và hình ảnh thành phố; tận dụng triệt để cơ hội mở cửa lại du lịch để thu hút khách du lịch,... góp phần tạo đà cho ngành thương mại và dịch vụ phục hồi với những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của thành phố.

8.1. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 12 năm 2022 ước đạt 16.271,3 tỷ đồng, tăng 3,88% so với tháng trước, tăng 17,32% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn cả năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 175.598,8 tỷ đồng, tăng 13,94% so với cùng kỳ năm trước, bằng 101,52% kế hoạch (kế hoạch năm 2022 đạt 172.970 tỷ đồng). 

- Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 12 năm 2022 ước đạt 13.456,8 tỷ đồng, tăng 5,03% so với tháng trước, tăng 16,48% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tất cả các ngành hàng đều có doanh thu ước tính tăng cao so với tháng trước. Cụ thể: doanh thu ngành bán lẻ lương thực, thực phẩm tăng 4,32%; hàng may mặc tăng 4,26%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,48%; vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 1,71%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 5,39%; ô tô con dưới 9 chỗ ngồi tăng 4,39%; phương tiện đi lại khác tăng 4,97%; xăng dầu các loại tăng 5,77%; nhiên liệu khác tăng 5,74%, đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 5,04%; hàng hóa khác tăng 4,33%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 4,15%.

Tình hình hoạt động bán lẻ hàng hóa tháng 12 năm 2022 trở nên sôi động hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Ngay từ đầu tháng 12, không khí mua sắm, nhất là các mặt hàng thời trang, gia dụng, điện máy, hóa mỹ phẩm bắt đầu nhộn nhịp, nhiều hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố đã sớm chuẩn bị hàng hóa Tết kèm những chương trình khuyến mãi giá tốt để phục vụ nhu cầu mua sắm cuối năm của người tiêu dùng. Nguồn cung về thực phẩm dồi dào, phong phú giá cả ổn định, các siêu thị liên tục triển khai các hoạt động khuyến mại, chương trình bình ổn giá. Hàng may mặc thu hút nhiều khách hàng, do thời tiết năm nay tương đối thuận lợi và nhu cầu mặc đẹp có xu hướng tăng vào dịp lễ hội cuối năm và năm mới. Thị trường hoa và cây cảnh tăng trưởng mạnh…

Doanh thu hoạt động bán lẻ quý IV năm 2022 ước đạt 38.541,7 tỷ đồng, tăng 15,25% so với quý cùng kỳ. 

Tính chung cả năm 2022, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 143.452,2 tỷ đồng, tăng 13,41% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu ngành bán lẻ lương thực, thực phẩm tăng 12,86%; hàng may mặc tăng 12,61%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,47%; vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 13,61%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 13,03%; ô tô con dưới 9 chỗ ngồi tăng 12,91%; phương tiện đi lại khác tăng 12,36%; xăng dầu các loại tăng 15,99%; nhiên liệu khác tăng 15,46%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 12,85%; hàng hóa khác tăng 13,37%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 12,51%.

Nhìn chung, hoạt động thương mại quý IV và 12 tháng năm 2022 có xu hướng tích cực, các nhà bán lẻ liên tiếp đưa ra các chương trình khuyến mại nhằm “hút” khách hàng mua sắm cuối năm. Để tạo nguồn cung dồi dào, đảm bảo chất lượng, ổn định giá cả, trong bối cảnh đa phần nguồn nguyên liệu đầu vào tăng giá, nhiều doanh nghiệp sản xuất, cung ứng và bán lẻ hàng hóa gấp rút chuẩn bị nguồn hàng để sẵn sàng đón đầu nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm 2022 với mức giá chỉ tăng nhẹ so với năm trước. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bán lẻ trên địa bàn luôn đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hóa, cải thiện chất lượng phục vụ, phát triển thị trường và thu hút lượng khách hàng ổn định, tăng tính cạnh tranh để phát triển bền vững. Nguồn cung về hàng hóa luôn được đảm bảo, dồi dào và phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của thị trường.

- Hoạt động dịch vụ: 

+ Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 12 năm 2022 ước đạt 136,6 tỷ đồng, giảm 0,72% so với tháng trước và tăng 2,18 lần so với cùng kỳ năm trước; quý IV năm 2022 ước đạt 413 tỷ đồng, tăng 98,55% so với cùng kỳ. Cả năm 2022, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 1.815,4 tỷ đồng, tăng 51,47% so với cùng kỳ.

+ Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 12 năm 2022 ước đạt 1.752,9 tỷ đồng, giảm 0,96% so với tháng trước và tăng 20,69% so với cùng kỳ năm trước; quý IV năm 2022 ước đạt 5.442,2 tỷ đồng, tăng 15,72% so với quý cùng kỳ. Cả năm 2022, doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 19.880,6 tỷ đồng, tăng 14,26% so với cùng kỳ.

 + Dịch vụ du lịch lữ hành tháng 12 năm 2022 ước đạt 8,73 tỷ đồng, giảm 27,4% so với tháng trước, chủ yếu do tháng 12 là tháng cuối năm nhu cầu du lịch giảm, cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động du lịch không có doanh thu. Quý IV/2022, dịch vụ du lịch lữ hành ước đạt 32,7 tỷ đồng; cả năm 2022 ước đạt 176,9 tỷ đồng, tăng 3,8 lần so với cùng kỳ năm trước.

 + Doanh thu dịch vụ khác tháng 12 năm 2022 ước đạt 916,3 tỷ đồng, giảm 1,74% so với tháng trước, tăng 14,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 4,48%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí tăng 223,53%, hoạt động dịch vụ khác tăng 39,72% so với cùng kỳ. 

Ước quý IV năm 2022, doanh thu dịch vụ dịch vụ khác đạt 2.718,3 tỷ đồng, tăng 11,07% so với cùng kỳ. Riêng thị trường bất động sản những tháng cuối năm còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh khó khăn về nguồn vốn, thị trường bất động sản còn phải đối mặt với trở ngại cả như lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ và thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án… do vậy thị trường bất động sản không được khởi sắc như các quý trước.

Tính chung cả năm 2022, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 10.273,7 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022 là năm khởi động lại của ngành du lịch trong nước nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng với nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật, vui chơi, giải trí nhằm quảng bá về hình ảnh và con người Hải Phòng thu hút đông đảo khách đu lịch trong và ngoài thành phố. Còn đối với hoạt động lưu trú, ăn uống sau đại dịch Covid-19, các đơn vị kinh doanh đã đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Từ khoảng đầu tháng 4/2022 trở đi, bên cạnh khách nội tỉnh thì du khách ngoại tỉnh đến với Hải Phòng cũng bắt đầu tăng lại như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh. Ngoài ra, xu hướng ăn uống bên ngoài ngày càng phát triển đã kéo theo sự gia tăng các loại hình kinh doanh ăn uống như nhà hàng, quán ăn, góp phần tăng doanh thu dịch vụ này. Sự phục hồi của ngành dịch vụ với những kết quả tích cực được coi là yếu tố góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của thành phố.

8.2. Hoạt động lưu trú và lữ hành

Hoạt động lưu trú và lữ hành trong năm 2022, tổng lượt khách tháng 12 do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt 479,1 nghìn lượt, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 3,28 lần so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế ước đạt 75,4 nghìn lượt, tăng 6,17% so với tháng trước, tăng 12,86 lần so với cùng kỳ. Cộng dồn cả năm 2022, tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt hơn 7 triệu lượt, tăng 88,30% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó khách quốc tế ước đạt 681,6 nghìn lượt, tăng 10,48 lần so với cùng kỳ. 

Đối với hoạt động lữ hành, tháng 12/2022 lượt khách lữ hành của các cơ sở trên địa bàn thành phố phục vụ ước đạt 1,67 nghìn lượt, giảm 39,38% so với tháng trước; cùng kỳ năm trước hoạt động lữ hành gần như không có do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tính chung cả năm 2022, lượt khách du lịch do các cơ sở lữ hành trên địa bàn thành phố phục vụ ước đạt 79,3 nghìn lượt, tăng 3,09 lần so với cùng kỳ.

8.3. Giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông

Tổng doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và dịch vụ bưu chính, chuyển phát dự kiến tháng 12 đạt 10.377,9 tỷ đồng, tăng 3,68% so với tháng trước, tăng 6,73% so với cùng kỳ. Ước tính quý IV năm 2022 đạt 29.995,1 tỷ đồng, tăng 7,47% so với quý cùng kỳ. Ước tính 12 tháng năm 2022 đạt 106.048,6 tỷ đồng, tăng 15,44% so với cùng kỳ năm trước.

8.3.1. Vận tải hàng hoá

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 12 năm 2022 ước đạt 25 triệu tấn, tăng 2,56% so với tháng trước và tăng 0,61% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý IV năm 2022 đạt 72,9 triệu tấn, tăng 4,45% so với cùng quý năm trước. Ước tính 12 tháng năm 2022 đạt 273,7 triệu tấn, tăng 13,47% so với cùng kỳ năm trước.

Khối lượng hàng hóa luân chuyển tháng 12 năm 2022 ước đạt 10.601,4 triệu tấn.km, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 1,18% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý IV năm 2022 đạt 30.836,2 triệu tấn, tăng 0,84% so với cùng quý năm trước. Ước tính 12 tháng năm 2022 khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 116.156,9 triệu tấn, tăng 8,74% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển tháng 12 tăng so với tháng trước bởi nhu cầu vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu vào dịp cuối năm tăng mạnh do đó các doanh nghiệp vận tải nhận được nhiều đơn hàng hơn.

 Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển quý IV và 12 tháng năm 2022 tăng so với cùng kỳ, do các hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào hoạt động ổn định sau đợt dịch năm 2021, đầu năm 2022, và đã có các bước tăng trưởng nhất định nên nguồn hàng chu chuyển dồi dào.

8.3.2. Vận tải hành khách

Khối lượng hành khách vận chuyển tháng 12 năm 2022 ước đạt 4,6 triệu lượt, tăng 1,61% so với tháng trước, tăng 117,68% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý IV năm 2022 đạt 13,7 triệu lượt, tăng 119,18% so với cùng quý năm trước. Ước tính 12 tháng năm 2022 đạt 43,3 triệu lượt, tăng 31,63% so với cùng kỳ năm trước. 

Khối lượng hành khách luân chuyển tháng 12 năm 2022 đạt 196,1 triệu Hk.km, tăng 1,33% so với tháng trước và tăng 121,47% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý IV năm 2022 đạt 582,4 triệu Hk.km, tăng 124,34% so với cùng quý năm trước. Ước tính 12 tháng năm 2022 đạt 1.790,2 triệu lượt, tăng 32,28% so với cùng kỳ năm trước.

Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển tháng 12 tăng so với tháng trước tăng chủ yếu ở khối lượng hành khách bộ do trong tháng có dịp nghỉ lễ Tết dương lịch nên nhu cầu khách đi lại tăng cao, tuy nhiên, lượng hành khách ven biển giảm so với tháng trước, do thời tiết vào mùa lạnh nên nhu cầu khách thăm quan, du lịch biển giảm.

Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển quý IV và 12 tháng năm 2022 tăng so với cùng kỳ, do không còn bị tác động nhiều bởi tình hình dịch bệnh, nhu cầu khách đi lại tăng cao trở lại, ngoài ra từ tháng 5/2022, Hải Phòng thu hút rất nhiều khách du lịch vào mùa du lịch biển ở Hải Phòng cùng với hoạt động Food tour ở Hải Phòng đã thu hút được nhiều lượt khách đến thăm quan, du lịch, do đó nhu cầu khách đi lại tăng. 

8.3.3.Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải

Dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12 năm 2022 ước đạt 5.229,1 tỷ đồng, tăng 4,34% so với tháng trước và tăng 9,35% so với cùng tháng năm trước. Ước tính quý IV năm 2022 doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 15.002,7 tỷ đồng, tăng 7,81% so với cùng quý năm trước. Ước tính 12 tháng năm 2022 đạt 51.259,8 tỷ đồng, tăng 14,47% so với cùng kỳ năm trước.

8.3.4. Vận tải đường sắt

Doanh thu tháng 12 năm 2022 của Ga Hải Phòng ước đạt 4,4 tỷ đồng, giảm  34,74% so với tháng trước, tăng 81,5% so với cùng kỳ. Cộng dồn năm 2022, tổng doanh thu của Ga Hải Phòng ước đạt 48,9 tỷ đồng, giảm 34,26% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng số hành khách vận chuyển tháng 12 năm 2022 ước đạt 16 nghìn lượt người, tăng 17,15% so với tháng trước, gấp 7 lần so với cùng kỳ. Cộng dồn cả năm 2022, tổng số hành khách vận chuyển ước đạt 168 nghìn lượt người, tăng 82,6% so với cùng kỳ.

Tổng số hàng hóa vận chuyển tháng 12 năm 2022 ước đạt 37 nghìn tấn, giảm 4,92% so với tháng trước, giảm 9,32% so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn năm 2022, tổng số hàng hóa vận chuyển ước đạt 499,2 nghìn tấn, giảm 53,82% so với cùng kỳ năm trước.

8.3.5. Vận tải hàng không

Tháng 12 năm 2022, tổng doanh thu của Sân bay Cát Bi ước đạt 23,3 tỷ đồng, giảm 5,13% so với tháng trước, tăng 5,14 lần so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn năm 2022, tổng doanh thu của Sân bay Cát Bi ước đạt 304,2 tỷ đồng, tăng 3,24 lần so với cùng kỳ năm trước. 

Số lần máy bay hạ cất cánh tháng 12 ước đạt 1.334 chuyến, giảm 4,17% so với tháng trước, tăng 3,92 lần so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn cả năm 2022, số lần máy bay hạ, cất cánh ước đạt 18,47 chuyến, tăng 2,76 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tổng số hành khách tháng 12 năm 2022 ước đạt 245 nghìn lượt, tăng 7,61% so với tháng trước, tăng 7,14 lần so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn năm 2022, tổng số hành khách ước đạt 2.979 nghìn lượt người, tăng 3,72 lần so với cùng kỳ.

Tổng số hàng hóa 12 tháng năm 2022 ước đạt 11.670 tấn, tăng 39,88% so với cùng kỳ.

8.4. Hàng hoá thông qua cảng

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng tháng 12 năm 2022 ước đạt 18.788,5 nghìn TTQ, tăng 4,34% so với tháng trước và tăng 10,83% so với cùng kỳ năm trước. 

- Khối cảng thuộc kinh tế Nhà nước ước đạt 5.409,2 nghìn TTQ, giảm 3,13% so với tháng trước, tăng 11,28% so với cùng kỳ. 

- Khối cảng thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 13.379,3 nghìn TTQ, tăng 7,71% so với tháng trước, tăng 10,67% so với cùng kỳ.

Hàng hóa thông qua cảng biển trên địa bàn thành phố cả năm 2022 đạt 168 triệu TTQ, tăng 11,85% so với cùng kỳ năm 2021.

         * Doanh thu cảng biển tháng 12 năm 2022 của khối cảng trên địa bàn thành phố ước đạt 539 tỷ đồng, giảm 8,69% so với tháng trước, tăng 4,74% so với cùng kỳ; năm 2022, doanh thu cảng biển ước đạt 6.607,2 tỷ đồng, tăng 13,45% so với cùng kỳ năm trước.

8.5. Bưu chính viễn thông

Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông Hải Phòng tháng 12 năm 2022 ước đạt 116,8 tỷ đồng, tăng 4,15% so với tháng trước, giảm 21,02% so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn 12 tháng/2022, tổng doanh thu bưu chính, viễn thông Hải Phòng ước đạt 1.567,5 tỷ đồng, tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.

Số thuê bao Internet phát triển mới tháng 12 năm 2022 ước đạt 2.000 thuê bao, tăng 3,2% so với tháng trước, giảm 34,66% so với cùng tháng năm trước, cộng dồn 12 tháng giảm 11,58% so cùng kỳ. 

II. VĂN HÓA - XÃ HỘI

Năm 2022, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố được kiểm soát, đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội được chính quyền các cấp quan tâm, triển khai kịp thời, hiệu quả. Các hoạt động tuyên truyền, văn hóa, nghệ thuật, thể thao được chú trọng triển khai đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội của thành phố và đời sống tinh thần của nhân dân.

1. Tình hình dân số và lao động

Dân số trung bình năm 2022 của thành phố Hải Phòng ước đạt 2.090,8 nghìn người, tăng 18,4 nghìn người, tương đương tăng 0,89% so với năm 2021. Phân theo giới tính: dân số nam 1.036,7 nghìn người, chiếm 49,58%; dân số nữ 1.054,1 nghìn người, chiếm 50,42%. Phân theo khu vực: dân số thành thị 953 nghìn người, chiếm 45,58%; dân số nông thôn 1.137,8 nghìn người, chiếm 54,42%. 

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của thành phố Hải Phòng năm 2022 ước đạt 1.050,5 nghìn người, tăng 1,62% so với năm 2021, bao gồm: lao động nam 550,3 nghìn người, tăng 1,62%; lao động nữ 500,2 nghìn người, tăng 1,61%. Xét theo khu vực: lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên thành thị là 474,2 nghìn người, tăng 1,61%; khu vực nông thôn là 576,3 nghìn người, tăng 1,62%. Mặc dù tiến trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ nhưng lao động nông thôn vẫn được xem là đông đảo, hiện chiếm khoảng 54,85% lực lượng lao động.

Tính chung cả năm 2022, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ước đạt 1.019 nghìn người, tăng 0,75% so với năm 2021, bao gồm 86,6 nghìn người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 8,5% tổng số (giảm 1,57 % so với năm 2021); khu vực công nghiệp và xây dựng 434,1 nghìn người, chiếm 42,6% giảm 1,79% so với năm 2021); khu vực dịch vụ 498,3 nghìn người, chiếm 48,9% (tăng 3,5% so với năm 2021).

2. Giải quyết việc làm, an sinh xã hội

* Công tác Lao động, việc làm

Năm 2022, ước giải quyết việc làm được 56.990 lượt lao động, vượt 0,51% kế hoạch năm và bằng 101,54% so với cùng kỳ năm 2021. Sàn giao dịch việc làm ước tổ chức được 54 phiên giao dịch việc làm với sự tham gia tuyển dụng của 1.120 lượt doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng là 210.450 lượt lao động, cung lao động tại Sàn được 113.450 lượt người. Số người đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ước là 20.360 người, tăng 13,65% so với cùng kỳ năm 2021 (17.915 người); số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 19.670 người, tăng 9,86% so với cùng kỳ năm 2021 (17.905 người) với số tiền 442,8 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2021 (369,32 tỷ đồng); qua giải quyết chế độ thất nghiệp đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 20.360 người, tăng 13,65% so với cùng kỳ năm 2021. Ước cấp mới 5.550 giấy phép lao động, cấp lại 250 giấy phép lao động, gia hạn 140 giấy phép lao động, xác nhận 40 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Thực hiện thẩm định 258 hồ sơ nội quy lao động và ra thông báo thực hiện nội quy lao động cho 106 doanh nghiệp; đã tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của 184 doanh nghiệp. Tiếp nhận và giải quyết 243 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, bao gồm 104 bộ thiết bị nâng, 139 bộ thiết bị áp lực. Tiếp nhận khai báo sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt của 200 bộ hồ sơ của 185 đơn vị, doanh nghiệp khai báo.

Đến thời điểm báo cáo trên địa bàn thành phố xảy ra 03 cuộc đình công, ngừng việc tập thể, khoảng 2.880 lao động tham gia (tăng 01 vụ so với cùng kỳ năm 2021); xảy ra 17 vụ tai nạn lao động làm 18 người chết (giảm 03 vụ TNLĐ và 04 người chết so với cùng kỳ năm 2021).

 * Công tác dạy nghề 

Năm 2022, hoàn thành việc tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm thành phố năm 2022 với 34 thiết bị dự thi từ 11 cơ sở GDNN và báo cáo UBND Thành phố phúc đáp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận việc đăng cai Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VIII, năm 2025 tại thành phố Hải Phòng. Tổ chức Đoàn công tác của thành phố tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII năm 2022 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bảo đảm an toàn, hiệu quả, kết quả: Đoàn công tác của thành phố Hải Phòng đứng thứ 3 toàn quốc. Báo cáo rà soát cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN trên địa bàn thành phố; thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN cho 01 Trường trung cấp; 01 Trung tâm GDNN và cho 03 doanh nghiệp; tổ chức thẩm định trình UBND thành phố xếp hạng cho 05 cơ sở GDNN công lập thuộc thành phố. Báo cáo Tổng cục GDNN việc thực hiện quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở GDNN năm 2021 và kết quả tuyển sinh, đào tạo GDNN trên địa bàn thành phố năm 2021 theo quy định; đề xuất hồ sơ đề nghị tuyên dương học sinh, sinh viên GDNN xuất sắc, tiêu biểu năm 2022; báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 44/NQ-CP; báo cáo rà soát cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN trên địa bàn thành phố; đề xuất xét chọn nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được tôn vinh nhân ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 04/10 năm 2022. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện việc đón, tiếp xúc, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trở về địa phương năm 2022. Hướng dẫn các địa phương, cơ sở GDNN rà soát, đăng ký nhu cầu hỗ trợ đào tạo lao động để tổng hợp, tham mưu thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đối tượng bộ đội xuất ngũ, lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, lao động phục vụ hoạt động kinh tế ban đêm, phát triển bền vững kinh tế biển trên địa bàn thành phố làm cơ sở tham mưu UBND thành phố hỗ trợ năm 2023.

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố gồm 44 cơ sở GDNN (19 trường cao đẳng, 12 trường trung cấp, 13 trung tâm GDNN) và 25 cơ sở hoạt động GDNN (14 trung tâm GDNN và GDTX quận, huyện và 11 doanh nghiệp). Tuyển sinh GDNN ước đạt 52.500 học sinh - sinh viên, đạt 100% kế hoạch năm và bằng 100% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trình độ cao đẳng ước đạt 4.000 sinh viên, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 100% kế hoạch năm 2022; trình độ trung cấp ước đạt 5.400 học sinh, sinh viên, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 100% kế hoạch năm 2022; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 43.100 học viên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 86% tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp từ 3 tháng trở lên đạt 37%; tăng 1% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 100% kế hoạch năm 2022.

* Công tác người có công

Trong năm 2022, giải quyết chế độ chính sách với với 3.632 trường hợp, gồm: trợ cấp 01 lần với 2.511 người (gồm trợ cấp mai táng phí đối với 2.507 người và trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân huy chương kháng chiến đối với 04 người); trợ cấp hằng tháng đối với 412 người (gồm: 85 người hưởng tuất thương bệnh binh hàng tháng; 16 người hưởng tuất người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hằng tháng; 02 người hưởng tuất Cán bộ Tiền khởi nghĩa hằng tháng, Quyết định điều chỉnh trợ cấp thương bệnh binh đối với 06 người; 09 người hưởng chế độ tuất đối với vợ liệt sĩ đi lấy chồng khác và 294 người hưởng thêm chế độ thương binh đối với thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động); chế độ thờ cúng liệt sĩ: 709 người. Tiếp nhận, thẩm định để thực hiện chính sách và phục vụ công tác quản lý đối với 8.083 trường hợp. Xác nhận, công nhận người có công, quyết định cho hưởng chế độ đối với 365 trường hợp. Nhân dịp Tết Nguyên đán, Ngày 27/7 và 02/9, bằng các nguồn ngân sách Trung ương, thành phố, các địa phương và xã hội hóa, thành phố thăm, tặng quà cho 236.624 lượt người có công cách mạng với tổng kinh phí 496,469 tỷ đồng, bằng 108,3% so với  năm 2021 (Năm 2021 là 458,511 tỷ đồng), đảm  bảo đúng, đủ, kịp thời, an toàn.

Cung cấp kết quả thẩm định danh sách hộ người có công hỗ trợ nhà ở theo đề nghị của Sở Xây dựng 08 đợt với tổng số 1.634 hộ. Cung cấp thông tin liệt sĩ 20 trường hợp. Giải quyết đơn thư theo thẩm quyền đối với 69 trường hợp.

* Công tác giảm nghèo - Bảo trợ xã hội

Trong năm 2022, tiếp nhận 95 đối tượng vào Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội. Tính đến 14/12/2022, tổng số đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội là 761 người (bằng 102,47% số đối tượng so với cùng kỳ năm 2021). Tập trung người lang thang trên địa bàn thành phố đạt 382 lượt người (tăng 27 lượt người so với cùng kỳ năm 2021); thẩm định danh sách hộ nghèo có nhu cầu xây mới, sửa chữa nhà ở gửi Sở Xây dựng tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt 1.002 hộ nghèo đủ điều kiện xây mới, sửa chữa nhà ở theo Nghị quyết 52/2019/NQ-HĐND ngày 09/12/2019 của Hội đồng nhân dân thành phố (858 hộ xây mới, 144 hộ sửa chữa); dự kiến số tiền hỗ trợ là 27.900 triệu đồng. 

Nhân dịp Tết Nguyên đán, thành phố thăm, tặng quà cho người  nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí là  61,002 tỷ đồng (bằng 152,72% so với Tết Nguyên đán năm 2021 là 39,941 tỷ đồng); Trong đó: ngân sách thành phố là 33,998 tỷ đồng (bằng 177% so với năm 2021 là 19,207 tỷ  đồng); quà từ ngân sách các địa phương là 3,663 tỷ đồng (bằng 144% so với năm 2021 là 2,535 tỷ đồng); từ nguồn xã hội hóa là 23,341 tỷ đồng (bằng 128,3% so với năm 2021 là 18,197 tỷ đồng).

* Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội

Trong năm 2022, tổ chức cai nghiện ma túy tập trung tại các cơ sở cai nghiện ma túy cho 2.500 lượt người, bằng 123,03% so với cùng kỳ năm trước và bằng 100% kế hoạch năm 2022. Số đang quản lý trong các Cơ sở cai nghiện ma túy là 831 người. Cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho 266 người bằng 109,91% so với cùng kỳ năm trước. Điều trị Methadone toàn thành phố (18 cơ sở) cho 3.985 người, trong đó 06 cơ sở thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội điều trị cho 1.481 người, bằng 97,95% so với cùng kỳ năm trước và bằng 122,4% kế hoạch năm 2022. Phối hợp với Công an quận Hồng Bàng tổ chức xét nghiệm ma túy 02 đợt cho 84 đối tượng, kết quả: 23 trường hợp dương tính với chất ma túy.

2. Giáo dục - Đào tạo

Trong năm 2022, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, đội ngũ trí thức liên tục tăng về cả số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đủ về số lượng, trình độ dưới chuẩn các cấp học chiếm 3,92%. Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên biết ứng dụng Tin học, Ngoại ngữ vào quản lý, giảng dạy còn thấp. Sau khi thực hiện Đề án “ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”; theo Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 40/CT-CW của Ban Bí thư Trung ương, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục được nâng cao rõ rệt. Tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ theo các chương trình khác nhau phục vụ đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. 

Bên cạnh đó, việc phát triển kết cấu hạ tầng ngành giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại của thành phố Hải Phòng. Mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo Hải Phòng đa dạng, có đủ các loại hình, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong thành phố.

- Giáo dục Mầm non: Quy mô Giáo dục mầm non phát triển mạnh, mạng lưới trường lớp mầm non không ngừng mở rộng, các loại hình đa dạng, nhất là hệ thống trường mầm non tư tục trên địa bàn Hải Phòng phát triển nhanh, mạnh đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết nhu cầu đi học của trẻ em mầm non thành phố. Hiện nay, tổng số trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn thành phố là 330 trường, với 117.223 trẻ. Số phòng học là 4.313 phòng học. Số trẻ đi học không ngừng tăng mạnh hàng năm, 5 năm gần đây tăng trung bình 5.000-6.000 trẻ/năm), trong đó huy động trẻ mẫu giáo 103.867 trẻ (đạt 92,3%, nhà trẻ 19.268 trẻ (đạt 32,1%), chưa tính trẻ ở những cơ sở chăm sóc giáo dục chưa được cấp phép.

- Giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông): Hải Phòng có 219 trường tiểu học; 195 trường trung học cơ sở; 65 trường trung học phổ thông. Hai trường chuyên biệt (Trường Khiếm thính, trường Khiếm thị) đã tiếp nhận, giáo dục và dạy chữ cho trẻ khuyết tật. Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi nhập học lớp 1 ổn định đạt 100% trở lên. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học nhập học cấp trung học cơ sở đạt 99,7%, tỷ lệ học sinh THCS chuyển học cấp trung học phổ thông ở nhiều loại hình đạt 86,7%. Hầu hết trẻ em khuyết tật được học hoà nhập ở các trường phổ thông. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp luôn nằm trong tốp đầu toàn quốc. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc đạt 54,2% so với 32% của năm 2004.

- Giáo dục thường xuyên: Quy mô ngành giáo dục thường xuyên gồm 14 trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), 223 trung tâm học tập cộng đồng. Thực hiện có hiệu quả việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở; tập trung củng cố mô hình hoạt động của các trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng theo hướng một cơ sở thực hiện 3 nhiệm vụ GDTX, hướng nghiệp dạy nghề, xây dựng 2 trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với nhà văn hóa, thư viện.

3. Y tế và An toàn vệ sinh thực phẩm 

* Công tác y tế dự phòng

* Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19

Năm 2022, thành phố đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; kế hoạch đảm bảo y tế, phòng chống dịch bệnh cho Sea Games; kế hoạch đảm bảo an toàn y tế phục vụ Lễ hội Hoa phượng đỏ; kế hoạch phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, mùa hè; kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng chống COVID-19 mùa xuân; lễ ký cam kết tiến độ triển khai tiêm vắc xin; hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế; kịp thời cung cấp văn bản, hướng dẫn của Ban chỉ đạo thành phố về công tác phòng chống dịch cho các Sở ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố

*Công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm khác

Tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch trong toàn thành phố ước đến tháng 12/2022, sốt xuất huyết ghi nhận 3.254 ca; bệnh thủy đậu ghi nhận 127 ca; bệnh chân tay chân miệng ghi nhận 1.015 ca; bệnh quai bị ghi nhận 31 ca; bệnh tiêu chảy ghi nhận 955 ca; hội chứng lỵ ghi nhận 108 ca; cúm ghi nhận 2.426 ca; sởi ghi nhận 01 ca; bệnh liên cầu lợn ở người không ghi nhận ca bệnh; bệnh viêm não vi rút ghi nhận ca bệnh là 14 ca bệnh. 

* Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong năm 2022, thành phố thực hiện 16 đoàn kiểm tra; trong đó, 13 đoàn kiểm tra chuyên ngành kiểm tra các cơ sở thuộc lĩnh vực của ngành y tế: nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; cơ sở cung cấp  xuất ăn sẵn, bếp ăn tập thể; 03 đoàn kiểm tra liên ngành dịp: Tết Nguyên đán, tháng hành động, Tết Trung thu. Kết quả kiểm tra: 293/369 cơ sở, tỷ lệ đạt 79,4%; số cơ sở vi phạm bị xử lý 17 cơ sở, với số tiền phạt 270,375 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu: không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP, thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn; không đảm bảo vệ sinh khu vực chế biến.

* Công tác phòng chống HIV/AIDS

Ước tính đến tháng 12 năm 2022, lũy tích số người nhiễm HIV là 11.663 người, lũy tích số người chuyển sang AIDS là 6.361 người, lũy tích số người chết do AIDS là 5.401 người, số người HIV hiện còn sống là 6.262 người. Số liệu dịch phát hiện năm 2022 đều giảm về chỉ số: số nhiễm HIV, chuyển AIDS và tử vong tương đương so với cùng kỳ. Tuy nhiên, diễn biến dịch HIV/AIDS vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng đặc biệt nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), chiếm tỷ lệ cao nhất (34,4%) trong số nhiễm HIV mới được xét nghiệm. Hình thái lây nhiễm qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao hơn đường máu (72%), nam giới chiếm tỷ lệ đa số 73,9%. Độ tuổi chủ yếu từ 25 - 49 tuổi (65%).

Ước tính đến thời điểm báo cáo, tổng số cơ sở điều trị Methadone 18 cơ sở, tổng số bệnh nhân điều trị 3.980 người, đạt 85,6% chỉ tiêu được giao, số bệnh nhân đạt liều duy trì 95%; ngành Y tế điều trị Methadone cho 2788 người (70%). Đề án Thí điểm cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày đã cấp cho 731 bệnh nhân đạt tỉ lệ (91%) tại 8 CSĐT (Lê Chân 70; Ngô Quyền 80; Hồng Bàng 90; Thủy Sơn 131; Thuỷ Triều 80; Kiến An 130; Thanh Xuân 80; Hải An: 60). Công tác quản lý, bảo quản  thuốc Methadone được giám sát chặt chẽ, báo cáo sử dụng, tồn kho thuốc đầy đủ không sảy ra tình trạng sai sót, nhầm lẫn trong quá trình cấp phát, không có biểu hiện thất thoát thuốc ra ngoài, cũng như không để thuốc hết hạn hoặc thuốc kém chất lượng.

4. Văn hóa - Thể thao 

Trong tháng 12/2022, Hội đồng Nghệ thuật thành phố thẩm định chương trình nghệ thuật “Thanh âm sóng biển” do Đoàn Ca múa Hải Phòng thực hiện tham gia Liên hoan Âm nhạc ASEAN-2022. Chương trình nghệ thuật gồm 2 phần, phần 1 “Sóng Bạch Đằng” với các tiết mục: “Bạch Đằng Giang Ký sử”, “Dệt non sông, dệt tình người”, “Trai làng chài”, hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Qua đó, giới thiệu với khán giả trong và ngoài nước về Bạch Đằng Giang, niềm tự hào của mảnh đất và con người Hải Phòng, dòng sông huyền thoại luôn nhắc nhở các thế hệ người Hải Phòng về lòng yêu nước, tài trí của các bậc tiền nhân. Giờ đây dòng Bạch Đằng Giang lại tiếp tục bồi đắp cho tâm hồn người dân Hải Phòng, cho sự phát triển quan trọng của thành phố Cảng biển anh hùng. Hội đồng Nghệ thuật thành phố thẩm định vở múa rối “Cá chép hóa rồng”, tác phẩm thuộc Đề án Sân khấu truyền hình Hải Phòng, do đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng chủ trì thực hiện. 

 Trong khuôn khổ Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022, đoàn vận động viên đua thuyền thành phố Hải Phòng thi đấu xuất sắc đoạt 6 huy chương vàng môn đua thuyền Canoeing đứng thứ 2. Đua thuyền Canoeing là 1 môn thi trong tổng số 43 môn thi đấu tại đại hội lần này. Với kinh nghiệm đã từng tổ chức thành công môn thi này tại SEA Games 31, công tác tổ chức được Hải Phòng chủ động triển khai theo yêu cầu của Đại hội. Môn đua thuyền Canoeing được tổ chức từ ngày 14/12 đến ngày 19/12 tại Khu huấn luyện đua thuyền Hải Phòng.

5. Tình hình trật tự an toàn giao thông

Từ ngày 15/11/2022 đến ngày 14/12/2022, toàn thành phố xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông đường bộ, 01 vụ tai nạn giao thông đường thủy; làm 06 người chết, 06 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2021, số vụ tai nạn giao thông giảm 01 vụ, số người chết giảm 01 người và số người bị thương giảm 01 người. Các vụ tai nạn chủ yếu từ va chạm cá nhân, do người dân chưa chấp hành đúng luật, không tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. 

Trong năm 2022, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 62 vụ tai nạn giao thông đường bộ, 02 vụ tai nạn giao thông đường sắt, 01 vụ tai nạn giao thông đường thủy. Các vụ tai nạn giao thông làm chết 51 người và bị thương 22 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giảm 11 vụ với cùng kỳ (tương ứng giảm 15,07%), số người chết giảm 07 người (tương ứng giảm 12,5%) và số người bị thương giảm 14 người (tương ứng giảm 38,89%).  

6. Công tác phòng chống cháy, nổ

Từ ngày 15/11/2022 đến ngày 14/12/2022, trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã xảy ra 06 vụ cháy, không có người chết và người bị thương, giá trị thiệt hại về tài sản đang trong quá trình xác minh. 

Trong năm 2022, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 81 vụ cháy, giảm 1,22% so với cùng kỳ năm 2021, làm 03 người chết, 03 người bị thương, nguyên nhân các vụ cháy chủ yếu do tình trạng bất cẩn trong cách sử dụng các thiết bị có nguy cơ cháy, nổ cao; một số vụ cháy thảm thực bì rừng gây thiệt hại ước tính là 8,1 ha, các vụ cháy khác đang trong quá trình điều tra, xác định giá trị thiệt hại về tài sản. Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục chú trọng tăng cường phối hợp liên ngành để kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại các địa bàn, cơ sở trọng điểm dễ xảy ra cháy nổ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Khái quát lại, kinh tế - xã hội thành phố năm 2022 mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 trong những tháng đầu năm, bên cạnh những yếu tố tác động từ kinh tế toàn cầu nhưng vẫn duy trì đà tăng trưởng, đạt được nhiều kết quả tích cực; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh của thành phố trở lại bình thường; du lịch, dịch vụ hồi phục mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 12,32%, tiếp tục là mức tăng trưởng thuộc tốp cao của cả nước; tình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững đi đôi với công tác phòng chống dịch bệnh. Năm 2023, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị cần tiếp tục tập trung cao công tác chỉ đạo, điều hành, nghiêm túc quán triệt, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, trong đó chủ yếu là các nhiệm vụ, giải pháp sau:  

Một là, Tiếp tục chú trọng công tác phòng, chống dịch, ứng phó với các tình huống khi có dịch bệnh xảy ra, không để tình trạng “dịch chồng dịch", bảo vệ tối đa sức khỏe nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội;

Hai là, Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển ba trụ cột chủ yếu (công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại).

Ba là, Thực hiện hiệu quả các giải pháp đột phá về thu hút đầu tư, hiện đại hóa đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch và hạ tầng số.

Bốn là, Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm. Việc kiểm soát chi ngân sách nhà nước cần thực hiện hiệu quả, đúng quy định, tránh tình trạng thất thoát, tiêu cực, lãng phí ngân sách nhà nước.

Năm là, Tiếp tục đẩy nhanh chuyển đổi số, đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính theo hướng thực chất, hiệu quả, vì người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng bộ máy chính quyền chuyên nghiệp, cởi mở, minh bạch.

Sáu là, Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn./.

CỤC THỐNG KÊ HẢI PHÒNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây